Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mồng Tơi Lấy Hạt Được Giá

Mồng Tơi Lấy Hạt Được Giá
Publish date: Wednesday. April 2nd, 2014

Một số hộ dân xã Long Kiến (Chợ Mới - An Giang) rất phấn khởi vì thu hoạch mồng tơi lấy hạt đạt năng suất cao, giá cả ổn định, đem lại thu nhập khá cho nông dân.

Hàng năm, khi mực nước lũ trên đồng rút dần, để lại lượng phù sa màu mỡ, cũng là lúc nông dân tất bật chuẩn bị mùa vụ mới. Một số nông dân xuống giống vụ đông xuân, hoặc trồng luân canh hoa màu. Đối với nông dân xã Long Kiến, vụ mùa năm nay xuống giống mồng tơi khoảng 50 héc-ta, tập trung chủ yếu ở ấp Long An.

Theo nông dân nơi đây, mồng tơi là loại rau dễ trồng, khi gieo hạt lên khoảng 1 tấc, nhổ đem trồng khoảng cách hạt khoảng 2 tấc. Đến khi cây phát triển cao cắm cọc giăng giàn như trồng bầu, bí, sau hơn 3 tháng gieo là có thể thu hoạch.

Nông dân thu hoạch nửa tháng một đợt và kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, tùy theo thổ nhưỡng và cách chăm sóc. Trồng mồng tơi lấy hạt thu hoạch cũng tương đối dễ, nhưng đòi hỏi tốn nhiều nhân công. Trung bình 1 công mồng tơi cần 3-4 nhân công, thu hoạch từ 3-4 ngày mới xong.

Tham quan nhiều vạt đất trồng mồng tơi lấy hạt của bà con nơi đây, chúng tôi không khỏi bỡ ngỡ với cách làm và hiệu quả kinh tế từ mô hình mang lại. Anh Huỳnh Thanh Phương, nông dân ấp Long An cho biết: “Thấy bà con trong vùng có thu nhập khá từ việc trồng mồng tơi lấy hạt, gia đình mạng dạn trồng thử 1 công, thu hoạch đợt đầu tiên được 40 kg hạt khô.

Đợt thứ 2 vừa thu hoạch xong được 100kg, bán với giá 85.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, còn lãi gần 10 triệu đồng. Bình quân mỗi công trồng mồng tơi lấy hạt lời gần 5 triệu đồng/đợt”.

Qua gieo trồng vài vụ, bà con xã Long Kiến có thêm kinh nghiệm nên năng suất cũng khá hơn. Ông Nguyễn Văn Lượt cho biết, 1,5 công mồng tơi lấy hạt của gia đình đang cho thu hoạch rộ. Sau khi hái, hạt mồng tơi đem phơi từ 4 – 5 nắng bán với giá 85.000 đồng/kg. Mỗi tháng thu hoạch 2 đợt từ 50 – 60 kg hạt, sau khi trừ chi phí, ông còn lãi 6-7 triệu đồng/đợt.

Đối với mồng tơi, khâu chăm sóc nhẹ nhàng, chi phí đầu tư thấp, phù hợp với các hộ nông dân ít đất sản xuất. Đồng thời, việc thu hoạch hạt mồng tơi còn tạo việc làm cho một số bà con trong lúc nông nhàn. “Mỗi kg hạt, nhân công hái được trả 2.500 đồng, một người hái giỏi một ngày có thể hái từ 40 – 50 kg, thu nhập cũng hơn trăm ngàn đồng”- chú Lượt nói.

Còn chú Nguyễn Văn Tép, người có thâm niên 6 -7 năm trồng mồng tơi lấy hạt, chia sẻ: “Trồng mồng tơi lấy hạt cho thu nhập cao hơn lúa nhưng phải tốn công chăm sóc, tưới nước, bón phân, xịt thuốc thường xuyên, đặc biệt là phải có nhân công lúc thu hoạch.

Ngoài ra, chi phí đầu tư hạt giống, cây, dây làm giàn cũng khoảng 4 triệu đồng/công. Tuyệt đối không nên trồng liên tiếp nhiều vụ mồng tơi trên một mảnh đất, cần luân phiên các loại cây trồng khác 1 - 2 vụ, sau đó mới trồng lại để tránh bị “chết nhát”, không đạt hiệu quả”.

Theo các hộ nông dân, giá hạt mồng tơi thời điểm hiện tại khá cao, từ 80.000 - 90.000 đồng/kg nhưng không ổn định. Nông dân và cơ sở thu mua cần liên kết chặt chẽ, nhằm tránh tình trạng “ép giá” hoặc cung vượt cầu.

Theo Hội nông dân xã Long Kiến, những năm qua, mô hình trồng mồng tơi lấy hạt ở địa phương phát triển theo hình thức tự phát, hầu hết người dân ở đây trồng theo kinh nghiệm hoặc tự học hỏi, cũng không có hợp đồng thu mua sản phẩm. “Có lúc giá lên tới 120.000 đồng/kg, nhưng cũng có lúc chỉ còn khoảng 60.000 đồng/kg.

Điệp khúc “trúng mùa, rớt giá” diễn ra thường xuyên đối với mồng tơi lấy hạt. Bởi, nông dân sau khi thu hoạch hạt bán cho các chủ cơ sở bán hạt giống, hoặc khi nào cần thì thương lái TP. Hồ Chí Minh xuống thu gom đem đi tiêu thụ. Vì vậy, tình trạng ép giá khi nông dân thu hoạch rộ là điều không tránh khỏi”- ông Trần Như Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Kiến nói.


Related news

Mô Hình Trồng Dừa Ta Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Trồng Dừa Ta Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Nhờ sưu tầm trồng nhiều giống dừa chất lượng và có cách chăm sóc phù hợp, vườn dừa của ông Đỗ Thành Thưởng (mọi người thường gọi là ông Tám Thưởng), ở ấp 2, xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm đã đem về thu nhập cao cho gia đình ông.

Friday. December 23rd, 2011
Mô Hình Nuôi Thỏ Thành Công Đầu Tiên Tại Bình Sơn Mô Hình Nuôi Thỏ Thành Công Đầu Tiên Tại Bình Sơn

Năm 2011, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bình Sơn đã phối hợp với UBND xã Bình Phú, triển khai mô hình nuôi thỏ New Zealand tại hộ anh Phạm Tấn Cung ở thôn An Thạch 1, xã Bình Phú, huyện Bình Sơn. Đây là mô hình nuôi thỏ New Zealand thành công đầu tiên tại địa phương này, mở ra triển vọng trong công tác phát triển giống, con vật nuôi mới; tạo ra nghề chăn nuôi mới cho nông dân địa phương.

Saturday. May 19th, 2012
Quạt Nước Nuôi Tôm Cuốn Lột Hết Da Bộ Phận Sinh Dục Quạt Nước Nuôi Tôm Cuốn Lột Hết Da Bộ Phận Sinh Dục

Hôm 28 tháng 1, ê-kíp mổ của khoa Nam học bệnh viện Bình Dân ở Sài Gòn tiến hành ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ đồng hồ để ghép lại toàn bộ da dương vật và vùng bìu cho nam bệnh nhân N.V.L. Trong lúc làm việc dưới hồ nuôi tôm, anh L. đã bị cánh quạt của chiếc máy quấn vào quần đùi, rồi cuốn luôn dương vật, làm đứt phăng lột hết toàn bộ da dương vật, da vùng bìu

Sunday. October 23rd, 2011
Thu Nhập “Bạc Triệu” Nhờ Nuôi Tôm Thu Nhập “Bạc Triệu” Nhờ Nuôi Tôm

Nổi bật là hộ Nguyễn Văn Rừng thu lãi cao nhất với hơn 111 triệu đồng/ha, hộ Lê Thành Công thu lãi gần 82 triệu đồng/ha, Nguyễn Thành Trí thu lãi 70 triệu đồng/ ha, hộ Trần Văn Quân thu lãi trên 67 triệu đồng/ha... Mô hình này đã giúp nhiều nông hộ ở địa phương có được nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nước nổi

Saturday. October 1st, 2011
Trồng Sâm Ngọc Linh Theo Mô Hình Nhóm Ở Quảng Nam Trồng Sâm Ngọc Linh Theo Mô Hình Nhóm Ở Quảng Nam

UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết hàng chục hộ dân ở hai thôn 2, 3 xã Trà Linh vừa hình thành mô hình trồng sâm tập thể, bao gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký với trách nhiệm cụ thể được phân công cho từng thành viên (như chăm sóc, nuôi trồng, bảo vệ cây sâm…). Đây là mô hình mới nhất tại vùng sâm Ngọc Linh (sâm K5) có giá trị kinh tế rất cao, vì lâu nay chỉ có các vườn sâm riêng lẻ.

Wednesday. June 6th, 2012