Mỗi phiếu kiểm nghiệm mất hơn nửa tấn rau

Ông Trần Văn Thích – Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Sản xuất thương mại và dịch vụ Phước An (Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, với việc Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM chấm dứt nhiệm vụ xét nghiệm các mẫu rau an toàn, nên mỗi phiếu kiểm nghiệm mà HTX Phước An đưa ra các trung tâm kiểm nghiệm phải chi phí mất hơn... nửa tấn rau.
Cụ thể, trước đây với việc hỗ trợ kinh phí xét nghiệm của Sở NNPTNT, mỗi phiếu kiểm nghiệm rau an toàn tại Chi cục Bảo vệ thực vật chỉ mất 240.000 đồng. Nhưng bây giờ nếu đưa ra các trung tâm kiểm nghiệm, mỗi phiếu mất 2,4 triệu đồng. Hiện, HTX Phước An phải mất hàng chục triệu đồng để kiểm nghiệm cho 17 loại rau an toàn của HTX.
Related news

Trong khuôn khổ chương trình do quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn VinGroup (Hà Nội) tài trợ, ngày 17/10, huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã tổ chức bàn giao 130 con bò giống cho các hộ nghèo ở các địa phương trên địa bàn huyện.

Theo chị Đặng Thị Sương - Chủ tiệm hột vịt Phước Thanh (Phường 8 - TP Vĩnh Long), giá trứng vịt giảm là do thời điểm này vịt chạy đồng nhiều dẫn đến nguồn cung nhiều. So tuần trước, giá trứng vịt giảm 2.000 - 3.000 đ/chục. Sức mua hiện khá yếu nên “mỗi đợt lấy hàng tôi thường lấy 500 - 600 trứng, khi nào bán hết mới lấy tiếp”.

Ông Trầm Quốc Thắng, Phó Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (huyện Củ Chi, TP HCM), cho biết hiện thương lái phân loại và định giá heo không dựa vào việc trại đó được chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) hay không mà dựa vào giống, ngoại hình khi xuất chuồng. Do đó, dù nuôi heo VietGAP vốn đầu tư nhiều nhưng giá bán không cao hơn so với heo thường.

Chiều 17/10, tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giải pháp phát triển giống bò trên địa bàn Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện các địa phương chăn nuôi nhiều bò của TP.

Gia đình ông Nguyễn Vân ở thôn 8 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu đều phát triển tốt, nhiều năm nay, trung bình luôn cho sản lượng 4 tấn. Theo ông Vân thì hồ tiêu là cây trồng khó tính, đòi hỏi người nông dân phải tuân thủ chặt chẽ những kỹ thuật trong tất cả các khâu từ chọn giống, chuẩn bị đất đai, trồng và chăm sóc.