Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mối lo suy kiệt nguồn lợi thủy sản

Mối lo suy kiệt nguồn lợi thủy sản
Publish date: Saturday. June 20th, 2015

Xu hướng trầm trọng hơn

Không phải cho tới bây giờ, vấn đề suy giảm NLTS mới được bàn thảo mà tình trạng này đã được nêu ra từ nhiều năm nay. Thế nhưng, mối lo về suy kiệt nguồn lợi tôm cá trong tự nhiên vẫn tiếp diễn và ngày càng có xu hướng trầm trọng hơn. Ông Phạm Văn Tình - Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản Hải Dương than thở, khó khăn lớn nhất hiện nay trong quản lý, bảo vệ NLTS là tình trạng sử dụng xung điện đánh bắt cá vẫn còn tiếp diễn. Ngành thủy sản Hải Dương đã phối hợp với Cục Cảnh sát đường thủy tổ chức kiểm tra, rà soát thường xuyên các tuyến sông trên địa bàn nhưng hiệu quả chưa cao. Các đối tượng chủ yếu đánh bắt vào ban đêm, lại là hộ nghèo nên việc xử lý rất khó khăn. "Không chỉ thế, lác đác vẫn có trường hợp sử dụng hóa chất độc hại của Trung Quốc để đánh bắt, gây suy giảm NLTS nghiêm trọng" - ông Tình cho hay.

Tại Hà Nội, với diện tích hơn 30.000ha mặt nước nuôi trồng thủy sản và nhiều tuyến sông lớn chảy qua, việc bảo vệ NLTS càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thách thức đầu tiên đến từ tình trạng ô nhiễm các tuyến sông như sông Đáy, Nhuệ, Tích... do chất thải từ các khu công nghiệp, làng nghề và nước thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, nhận thức của người nuôi trồng thủy sản trong bảo vệ môi trường ao nuôi cũng còn hạn chế. Một vấn nạn khác là các hình thức khai thác thủy sản trái phép như sử dụng kích điện vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Trong năm 2014, Chi cục Thủy sản Hà Nội đã tiến hành kiểm tra 10 xã trên địa bàn TP và đều phát hiện tình trạng này. Một số xã đã bắt được 19 đối tượng sử dụng kích điện để đánh bắt thủy sản tại các vùng nước tự nhiên.

Thực tế, hiện nay, NLTS nội đồng và trên các tuyến sông, suối tự nhiên của Hà Nội, nhất là loài cá đặc sản như cá chày mắt đỏ đã bị giảm mạnh. Ông Trần Công Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT) đã phải thốt lên lo lắng: "Với mức suy giảm NLTS, nhất là thủy sản nội đồng như hiện nay, có thể 10 hoặc 20 năm nữa, con cháu chúng ta chỉ có thể nhìn thấy cá anh vũ trên tranh ảnh".

Thiếu kế hoạch dài hơi

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang thực sự là vấn đề nhức nhối tại nhiều vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm của TP vài năm trở lại đây. Dù vậy, điều mà người dân băn khoăn là cho tới nay, các ngành, cấp vẫn chưa có giải pháp đồng bộ, lâu dài để khắc phục tình trạng này. Ông Nguyễn Tiến Khánh - Bí thư Đảng ủy xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức đề nghị, T.Ư và TP cần có biện pháp xử lý mạnh hơn nữa đối với các cơ sở xả chất thải gây ô nhiễm môi trường sông, hồ. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ NLTS.

Ngoài ra, các địa phương cần có kế hoạch dài hơi từ công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, tuyên truyền nâng cao nhận thức và xử lý dứt điểm các hành vi xâm hại tới NLTS.

Cùng với những hoạt động trên, việc thả cá giống ra môi trường tự nhiên, nhất là sông, suối, hồ nhằm bổ sung, tái tạo NLTS cũng là một trong những biện pháp quan trọng cần được duy trì thường xuyên. Thực hiện mục tiêu này, năm 2014, Chi cục Thủy sản Hà Nội đã thả 1 tấn cá giống gồm các loại cá chày mắt đỏ, cá chép, cá trôi ra các sông, hồ tự nhiên. Tiếp đó, đầu tháng 6 này, Chi cục cũng đã tổ chức thả trên 13.200 con cá giống ra sông Đáy. Tuy nhiên để số cá giống này có thể sinh sôi phát triển, ông Hoàng Tiến Minh - Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội đề nghị, UBND TP, Sở NN&PTNT tiếp tục hỗ trợ công tác tái tạo NLTS và chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.


Related news

Dừa siêu trái, lãi cao quảng cáo quá lời Dừa siêu trái, lãi cao quảng cáo quá lời

Thời gian gần đây, trên những trang quảng cáo của các báo và mạng Internet xuất hiện thông tin về một giống dừa tên gọi dừa xiêm dây siêu trái.

Wednesday. September 9th, 2015
Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.

Thursday. September 10th, 2015
Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng

Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.

Thursday. September 10th, 2015
Giải quyết ô nhiễm từ hoạt động chế biến và nuôi trồng thủy sản: Cần giải pháp căn cơ và quyết liệt! Giải quyết ô nhiễm từ hoạt động chế biến và nuôi trồng thủy sản: Cần giải pháp căn cơ và quyết liệt!

Chế biến và nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các cấp, các ngành, các chuyên gia về môi trường đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giúp địa phương giải quyết vấn đề này một cách lâu dài và bền vững.

Thursday. September 10th, 2015
Dấu ấn từ một mô hình kinh tế Dấu ấn từ một mô hình kinh tế

Khi nghe lãnh đạo xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) cho biết hộ ông Lê Minh ở thôn Đông Lâm mỗi năm xuất bán 2 triệu con cá giống, hơn 300 tấn cá thịt thương phẩm và hàng chục con bò, tổng doanh thu 12 - 14 tỷ đồng, lãi ròng khoảng 1,3 - 1,5 tỷ đồng, ai trong chúng tôi cũng bán tín bán nghi.

Thursday. September 10th, 2015