Mở Toang Cửa Cho Tàu Vỏ Thép
Dự thảo Nghị định phát triển thủy sản với những chính sách hỗ trợ từ ngân sách cao nhất, toàn diện và cụ thể nhất từ trước đến nay dành cho bà con ngư dân vừa được Bộ Tài chính trình lên Chính phủ sau một thời gian xây dựng và lấy ý kiến. Dường như mọi cánh cửa đang mở toang cho tàu vỏ thép.
Dự thảo nghị định lần này là Nhà nước rất khuyến khích hỗ trợ cho bà con ngư dân sử dụng tàu vỏ thép kiên cố thay thế cho tàu vỏ gỗ. Ngân sách nhà nước (NSNN) sẽ cấp tiền sửa chữa định kỳ 1% giá trị đầu tư ban đầu cho mỗi lần sửa chữa. Về mẫu tàu, sẽ có khoảng 60-70 mẫu tàu để các chủ tàu có thể chủ động lựa chọn. Các tàu dịch vụ sẽ được hỗ trợ mua xăng dầu theo giá của đất liền.
Đáng chú ý, dự thảo đề xuất một chính sách hết sức ưu đãi về lãi suất, đối với tàu vỏ thép đóng mới phục vụ dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại (NHTM) tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 5%/năm; chủ tàu trả 1%/năm, NSNN cấp bù cho NHTM 4%/năm. Trường hợp tàu vỏ gỗ đóng mới, chủ tàu được vay vốn tối đa 85% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 5%/năm, trong đó chủ tàu trả 2%/năm, NSNN cấp bù cho NHTM 3%/năm.
Đối với tàu vỏ thép đóng mới đánh bắt xa bờ, chủ tàu được vay vốn tối đa 90% tổng giá trị đầu tư (bao gồm cả ngư cụ) với lãi suất 5% (chủ tàu trả 2%/năm, NSNN cấp bù 3%/năm). Riêng đối với tàu vỏ thép có công suất từ 800CV trở lên, chủ tàu được vay vốn 95% (chủ tàu trả 1%/năm, NSNN cấp bù 4%/năm). Còn đóng tàu vỏ gỗ, chủ tàu được hỗ trợ vay vốn tối đa 70%, lãi suất 5%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, NSNN cấp bù 2%/năm.
Riêng việc nâng cấp, gia cố bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới đối với tàu vỏ gỗ hiện có, chủ tàu được vay tối đa 85%, lãi suất 5%/năm (chủ tàu trả 2%/năm, NSNN cấp bù 3%/năm). Thời hạn cho vay tối đa 11 năm, trong đó có 1 năm ân hạn. Chủ tàu được sử dụng tàu đóng mới, tàu gia cố bọc thép, bọc vỏ vật liệu mới từ vốn vay làm tài sản để bảo đảm khoản vay...
Ngư dân được vay vốn lưu động trước khi ra khơi. Cụ thể, chủ tàu đánh bắt, tàu dịch vụ hậu cần khai thác xa bờ được vay tối đa 70% giá trị hàng hóa cung cấp dịch vụ hậu cần hoặc hàng hóa phục vụ khai thác thủy sản mỗi chuyến biển, với lãi suất 7%/năm, ngư dân không còn cảnh đi vay "nóng" hoặc thế chấp bằng tài sản đánh bắt được như thời gian vừa qua.
Ngoài ra, dự thảo nghị định cũng đưa ra các chính sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm (BH) thân tàu, ngư lưới cụ, BH thuyền viên; chính sách ưu đãi thuế; hỗ trợ chi phí đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên, chi phí vận chuyển hàng hóa xa bờ... Chính phủ sẽ hỗ trợ hằng năm 70% kinh phí mua BH thân tàu; 100% kinh phí mua BH kết hợp con người cho thuyền viên trên tàu khai thác xa bờ...
Hiện nay có hơn 120.000 chiếc, nhưng hầu hết là tàu vỏ gỗ, trong đó có đến 70% là tàu công suất nhỏ, dự kiến nghị định này khi được chính thức phê duyệt sẽ khuyến khích ngư dân đóng mới tàu cá vỏ thép, tàu công suất lớn để đánh bắt xa bờ, tạo điều kiện cho bà con vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền của tổ quốc.
Related news
Trung bình mỗi ngày tại các cơ sở chế biến cá cơm khô có từ 30 – 40 lao động, có hôm cá nhiều lượng lao động tăng lên hơn 50 lao động/cơ sở chế biến. Trung bình mỗi lao động một ngày có thu nhập từ 150.000 - 170.000 đồng, nhiều hôm tăng ca mỗi người có thể thu nhập hơn 200.000 đồng.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 152 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Phong. Năm 2013, sản lượng tôm giống toàn tỉnh đạt 18 tỷ con; năm 2014, phấn đấu sản xuất 20 tỷ con tôm giống để cung cấp cho thị trường cả nước.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã có thông báo chính thức về kết quả làm việc với Đoàn thanh tra EU sau chuyến thanh tra tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP đối với sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam.
Dự án Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 được khởi công xây dựng vào tháng 2-2014, trên diện tích 34,3 ha, tại xã Phú Nhuận (Như Thanh - Thanh Hóa); tổng mức đầu tư của dự án gần 230 tỷ đồng. Dự án khi hoàn thành xây dựng sẽ đáp ứng cho việc chăn nuôi 2.000 con bò vắt sữa với quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh.
Từ đầu năm 2014 đến nay, hàng chục gia trại ở xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình liên tục "bội thu" nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, gà với số lượng lớn. Chỉ tính riêng 9 tháng của năm 2014, xã Cam Thuỷ đã có hàng chục gia trại xuất chuồng được hàng trăm con lợn, vài ngàn con gà, nhờ đó mà thu về lãi ròng trên 300 triệu đồng/1 gia trại...