Mô Hình Trồng Mít Siêu Sớm Và Măng Cụt Phục Vụ Du Lịch Sinh Thái.
Mít siêu sớm có nguồn gốc từ Thái Lan, mới được du nhập vào các tỉnh Đồng Bằng Sông Cứu Long một số năm gần đây nhưng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà vườn và người tiêu dùng vì có nhiều ưu điểm mà giống mít bình thường không có được: Dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí phân, thuốc thấp, năng suất, lợi nhuận cao, một cây mít ở độ tuổi 2 năm trở lên cho thu hoạch bình quân 100kg trái/năm.
Trái mít ít xơ, nhiều múi, múi to, dày, mùi thơm nhẹ thoáng mùi dầu chuối, cơm màu vàng cam, thịt mịn, dòn, ngọt mát , hạt nhỏ hơn mít nghệ, ít mủ, khi ăn không bị dính tay và miệng; đang là loại trái cây thu hút thị trường khá mạnh.
Sau khi triển khai và trồng mít siêu sớm (05 hộ, qui mô vườn 4,3ha), măng cụt (06 hộ, qui mô 6,7 ha) tại xã Trung An – Củ Chi, là những hộ dân có kinh nghiệm trồng cây ăn trái lâu đời (do tập đoàn Chinfon tài trợ), qua một năm theo dõi, tại buổi hội thảo các hộ cho thấy: Để cây cho năng suất cao, cần chú trọng bón phân chuồng kết hợp phân hóa học, liều lượng hợp lý, nhằm hạn chế xơ đen, trái nứt, cơm vàng, ngọt, tuổi thọ của mít rất ngắn, không quá 10 năm tuổi, vì thế muốn cây phát triển tốt nên tỉa bớt trái non và không để rong xanh bám vào cây, phải thường xuyên kiểm tra cắt tỉa cành hư và chà rửa những vết rong bám vào thân cây.
Một kinh nghiệm của hộ Nguyễn Thanh Quí cho biết: trồng giống mít này phải thường xuyên chăm sóc,bón phân và theo dõi các loài sâu đục trái, thối trái và bệnh nấm cây. Ngoài ra, cần chú ý tưới nước thường xuyên cho cây, nhưng không được để ngập úng, nhất là khi cây ra trái, nếu không múi mít bị sượng.
So với cây mít siêu sớm, thì măng cụt có tuổi đời lâu năm hơn, do đặc trưng của cây măng cụt còn nhỏ rất mẫn cảm với ánh nắng mặt trời, do đó cần che bóng cho cây trong 4 – 5 năm đầu bằng cách trồng xen chuối, mía một cách hợp lý để tăng thêm thu nhập, lấy ngắn nuôi dài, vừa đảm bảo môi trường thích hợp cho cây măng cụt. Đến thời kỳ cây măng cụt cho trái ổn thì loại bỏ hết cây xen canh, tập trung chuyên canh măng cụt.
Tuy chưa tính được hiệu quả (chưa đến thời kỳ thu hoạch), nhưng được sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật từ dự án Chinfon, và có sự liên kết hợp tác lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ cây ăn trái; vì thế đây là mô hình cần chuyển giao, nhân rộng diện tích nhằm đẩy mạnh việc chuyển đổi cây trồng có hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, thực hiện thành công dự án Nông thôn mới của huyện.
Related news
Trứng gà Tân An (Quảng Ninh) là một trong số những nông sản được tỉnh lựa chọn để xây dựng thương hiệu. Đây là cơ hội nâng cao uy tín sản phẩm; tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc được chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu vẫn chưa giúp gì nhiều cho trứng gà Tân An mở rộng hơn thị trường tiêu thụ...
Ông Phạm Hùng Sanh, thôn Xuốm, xã Đồng Lương, cho biết: Sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, qua tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng được sự hỗ trợ kinh phí, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su, gia đình tôi quyết định chuyển đổi một số diện tích vườn tạp và cây trồng kém hiệu quả sang trồng mới 1,5 ha cao su.
Ông Nguyễn Văn Chiểu, xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất - Đồng Nai) nổi tiếng là người đi tiên phong sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi với quy mô lớn tại Đồng Nai. Hiện trang trại của ông đang có 500 heo nái, 3 ngàn heo thịt và đang đầu tư mở rộng trại, tăng đàn thêm 1 ngàn heo thịt.
Để phòng, trừ kịp thời sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên lúa, Chi cục BVTV tỉnh đã phối hợp với trạm BVTV, cùng chính quyền các huyện triển khai các biện pháp phòng, trừ có hiệu quả, như: Tuyên truyền cho bà con nông dân và các cán bộ nông nghiệp cơ sở thường xuyên thăm đồng, nhằm phát hiện kịp thời nơi phát sinh ổ sâu mới và nắm bắt tình hình diễn biến sâu, bệnh để có cách phòng trừ phù hợp, kịp thời, hiệu quả.
Người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) gọi vụ sản xuất những tháng hè là “vụ tưới nước”, vì từ lúc xuống giống đến lúc thu hoạch phải tưới nước liên tục cho cây trồng. Trong khi các địa phương khác đang phải đối mặt với hạn hán gia tăng ở vụ này, thì ở Lý Sơn hiện tại tình hình nước tưới vẫn đảm bảo.