Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngọt Lịm Mùa Na Dai Lục Nam

Ngọt Lịm Mùa Na Dai Lục Nam
Publish date: Friday. August 16th, 2013

Với vị ngọt thơm ngon, quả to, mẫu mã đẹp, được người tiêu dùng lựa chọn, na dai Lục Nam (Bắc Giang) đang ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình, tiếp nối những vụ thu hoạch được mùa, được giá.

Đến xã Huyền Sơn, một trong những nơi được coi là "vựa" na chính của huyện Lục Nam chúng tôi mới cảm nhận được hết không khí nhộn nhịp của một vùng quê trong "vụ mùa vui". Từ ngày quả na chín rộ, ngay từ sáng sớm các điểm thu mua đã rất đông người dân đến bán. Na được phân chia làm 3 loại: Loại 1 thường là những quả to, mẫu mã đẹp có giá bán từ 35 - 40 nghìn đồng/kg; loại 2 giao động từ 20 - 25 nghìn đồng/kg; loại 3 từ 10 - 15 nghìn đồng/kg. Năm nay, na được mùa, giá thu mua ổn định nên người dân rất phấn khởi:

Gia đình anh Vũ Văn Bút ở thôn Khuyên, xã Huyền Sơn có diện tích gần 1ha na mỗi vụ được hơn 8 tấn quả cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Những năm trước, việc thu hái na của gia đình anh chỉ tập trung khoảng 1 tháng, nhưng vài năm gần đây, nhờ biết áp dụng KHKT như thụ phấn nhân tạo và bón phân theo quy trình Viet GAP nên quả na không chín dồn mà chia làm nhiều đợt. Do vậy, thời gian thu hoạch được kéo dài thêm 3 tháng. Chất lượng quả na cũng được nâng lên, cây na cho quả to, tròn đẹp và có vị ngọt lịm.

Toàn xã Huyền Sơn có hơn 100 ha diện tích trồng na, sản lượng trung bình khoảng 100 tấn quả, giá trị hơn 30 tỉ đồng. Để việc tiêu thụ na được thuận lợi, chính quyền xã đã có nhiều biện pháp hỗ trợ người dân như: Tạo điều kiện về địa điểm thu mua, bảo đảm an ninh trật tự cho thương lái về thu mua na tại địa phương...

Nhận thấy giá trị kinh tế mà cây na đem lại cho người dân địa phương. Những năm qua, huyện Lục Nam đã tích cực vận động người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhân rộng diện tích na trên đất vườn, đồi. Hiện toàn huyện có hơn 11 nghìn ha diện tích trồng na, sản lượng ước đạt gần 12 nghìn tấn quả với doanh thu khoảng trăm tỉ đồng mỗi năm . Trong đó, cây na được trồng chủ yếu ở các xã Huyền Sơn, Đông Phú và Nghĩa Phương.

Bằng chất lượng quả na thơm ngon hơn các địa phương khác, nhiều năm qua, cây na của huyện Lục Nam đã được các thương lái của nhiều tỉnh như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương... đến thu mua tiêu thụ. Ngoài ra, để bảo vệ thương hiệu cho quả na, huyện Lục Nam đã cho thành lập HTX sản xuất na dai Lục Nam với gần 30 xã viên, quy tụ những hội viên có diện tích trồng na lớn của huyện.

Dù mấy năm gần đây, thị trường tiêu thụ quả na tương đối thuận lợi, tuy nhiên để giữ vững được thương hiệu na dai Lục Nam, người dân nơi đây cần duy trì thực hiện tốt phương pháp trồng, chăm sóc na an toàn, bảo đảm chất lượng. Có như vậy quả na mới vươn xa hơn nữa, được người tiêu dùng ở nhiều vùng, miền biết đến.


Related news

Khai Trương Trung Tâm Phát Triển Ca Cao Bình Phước Khai Trương Trung Tâm Phát Triển Ca Cao Bình Phước

Hôm qua 10/4, tại xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã diễn ra Lễ khánh thành Trung tâm Phát triển Ca cao tại Bình Phước.

Friday. April 11th, 2014
Khó Xuất Khẩu Cà Phê Tại Chỗ Khó Xuất Khẩu Cà Phê Tại Chỗ

VN tự hào là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới. Thế nhưng, đến giờ vẫn chưa có thương hiệu cà phê ngoại nào hoạt động tại thị trường nội địa lấy cà phê Việt sử dụng trong chuỗi của mình.

Friday. April 11th, 2014
9 Ổ Dịch Thủy Sản Ở Các Vùng Triều 9 Ổ Dịch Thủy Sản Ở Các Vùng Triều

Từ đầu năm đến đầu tháng 4-2014, trên địa bàn tỉnhThanh Hóa đã xảy ra 9 ổ dịch thủy sản của tôm sú, tôm thẻ chân trắng và ngao Bến Tre. Trong đó, 225,8 ha tôm sú tại xã Hoằng Phụ, Hoằng Lưu (Hoằng Hóa), Quảng Phú (TP Thanh Hóa), Đa Lộc (Hậu Lộc)... bị bệnh đốm trắng; 8,5 ha tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh tại xã Thanh Thủy (Tĩnh Gia); ngao nuôi Bến Tre chết rải rác ở 155 ha nuôi tại các xã Hải Lộc (Hậu Lộc), Quảng Nham (Quảng Xương).

Friday. April 11th, 2014
Cá Nuôi Lồng Bè Của Ngư Dân Kiên Giang Chết Hàng Loạt Cá Nuôi Lồng Bè Của Ngư Dân Kiên Giang Chết Hàng Loạt

Trước tình hình này, UBND xã Hòn Nghệ đã thông báo cho Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Kiên Giang và UBND huyện Kiên Lương, các ngành chức năng để tìm hiểu nguyên nhân chính xác cá chết. Song song đó, UBND xã hướng dẫn bà con bằng mọi biện pháp tạo ôxy cho cá hoặc di dời lồng bè đến những nơi có dòng nước chảy để cứu số cá nuôi còn lại.

Friday. April 11th, 2014
Tìm Giải Pháp Nuôi Tôm Hùm Theo Hướng Bền Vững Tìm Giải Pháp Nuôi Tôm Hùm Theo Hướng Bền Vững

Tôm hùm có giá trị xuất khẩu, kinh tế cao. Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm hùm phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tôm hùm giống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, trong khi đó việc nuôi tôm thương phẩm lại thiếu tính bền vững.

Friday. April 11th, 2014