Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt

Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát (Bình Định) vừa tổng kết mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐV108 trên ruộng nhiễm phèn, mặn vụ Hè Thu ở xã Cát Minh.
Mô hình thực hiện trên diện tích 1,5 ha, với 25 hộ tham gia; áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác “3 giảm - 3 tăng”, bón phân theo hướng cải tạo đất trước khi gieo sạ, bón vôi và phân lân hạ độ phèn, mặn đất ruộng, tưới nước thích hợp theo các thời kỳ sinh trưởng phát triển cây lúa; đặc biệt sử dụng bộ chế phẩm Hợp Trí phân bón lá Super Humic + Hydrophos Zn, hạn chế được ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ; giúp lúa ra rễ nhanh, sinh trưởng và phát triển tốt. Kết quả, năng suất lúa của mô hình đạt 56,3 tạ/ha, cao hơn lúa ngoài mô hình gieo sạ cùng vụ trên đất nhiễm phèn mặn tại địa phương gần 8,3 tạ/ha; thu nhập cao hơn giống lúa đối chứng 4,7 triệu đồng/ha.
Từ hiệu quả này, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát sẽ nhân rộng mô hình trong thời gian tới, trên những diện tích ruộng nhiễm phèn, mặn ở các xã ven biển.
Related news

Theo Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Việt Nam, mỗi ngày hiện có 2-3 tấn cá tầm từ Trung Quốc nhập lậu vào TP.HCM qua đường hàng không, sau đó tiêu thụ đến các tỉnh, thành lân cận với giá trên dưới 100 ngàn đồng/kg.

Hiện nay nuôi chim bồ câu làm kinh tế là mô hình của nhiều nông dân ở xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Ngoài trồng lúa, trồng màu, nông dân nuôi bồ câu để tăng thêm thu nhập thay thế nuôi gà như trước đây.

Chúng tôi đến nhà ông Hoàng Văn Nga ở khóm Hải Hoà (thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh, Quảng Trị) đúng vào dịp ông đang tiến hành thu hoạch hồ tiêu.

Hiện nay nhiều nhà vườn ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đang tiến hành xới đất, bón phân kích thích cho cây bưởi ra hoa, đậu trái để kịp mùa bưởi Tết.

Hội ND xã Lê Chánh (thị xã Tân Châu) phối hợp cùng Phòng Kinh tế thị xã vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi bò cho hội viên ND.