Mô hình nuôi tôm an toàn tại Thái Bình
Tôm được nuôi sống trong nguồn nước sạch hoặc nuôi nhà kính ứng dụng công nghệ cao.
Mô hình tôm của gia đình ông Phùng Văn Cảnh.
Thái Bình đang ưu tiên triển khai thực hiện mô hình nuôi tôm an toàn đạt hiệu quả cao, bền vững để góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho người nông dân cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm tôm nuôi của nước ta.
Ông Phùng Văn Cảnh tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã nuôi tôm theo mô hình công nghiệp gần 20 năm, đem lại hiệu quả kinh tế ổn định. Ông chia sẻ: "Nếu nuôi tôm thẻ trừ đầu tư nguồn trừ thu chi ra, gia đình cũng được vài ba chục triệu mỗi lứa kéo dài khoảng 3 tháng. Còn thức ăn chăn nuôi sẽ được các đại lý cung cấp giống, thức ăn ứng trước".
Cũng thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp trên diện tích 1.500m2, trừ đi các chi phí ban đầu, mỗi năm gia đình anh Phạm Huy Nghị tại thôn Hải Câu, xã Đông Minh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình cũng thu được 200 - 300 triệu mỗi năm. Theo anh Nghị, gia đình nuôi tôm thẻ công nghiệp, nuôi hai vụ chính còn lại nuôi các loại thủy sản khác. Chi phí gia đình mỗi năm bỏ khoảng từ 30 - 40 triệu để nâng cấp ao. Với vốn khoảng 20 triệu tiền giống và các chi phí khác thì mỗi năm thu khoảng 200-300 triệu đồng.
Được biết, để xây dựng mô hình nuôi tôm theo hướng công nghiệp, trong diện tích 1500m2 nuôi tôm của gia đình, anh đã xây thành 5 ao, trong đó có 3 ao nuôi tôm và 1 ao để xử lý nước và 1 ao xử lý nước thải. Quy trình nuôi tôm đều thực hiện đúng theo tiêu chuẩn an toàn được các cán bộ khuyến nông của địa phương hướng dẫn.
Không như các mô hình nuôi tôm công nghiệp theo hộ gia đình, mô hình sản xuất, ương và nuôi thương phẩm các giống hải sản của Công ty TNHH Phương Nam ở huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình.
Từ cuối năm 2012, công ty đã thực hiện Dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trong nhà kính theo hướng ứng dụng công nghệ cao tại Thái Bình". Đến nay Dự án đã khẳng định hiệu quả kinh tế - kỹ thuật thuyết phục, đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong và ngoài tỉnh.
Doanh nghiệp Phương Nam đã ứng dụng công nghệ nuôi trồng trong nhà kính kết hợp phương thức "nuôi liên hoàn từ bể ương ra ao nuôi thương phẩm" để giảm bớt thời gian giai đoạn nuôi ao, tăng gấp đôi số vụ trong năm. Từ đó, đưa năng suất nuôi trồng từ khoảng 1kg trên mỗi m2 lên gấp đôi và đưa trọng lượng tôm thương phẩm 30-35 con mỗi kg chỉ sau 105 ngày nuôi.
Theo anh Đỗ Quang Bốn, Giám đốc Công ty TNHH Phương Nam thì "mô hình nuôi tôm theo hệ thống nuôi 2 - 3 giai đoạn giúp mình phân chia từng giai đoạn để quản lý phân chia dịch bệnh tốt hơn. Trung bình mỗi năm, sản lượng công ty đạt từ 30 - 50 tấn và thị trường tiêu thụ tôm của đơn vị chủ yếu thông qua liên hệ các hệ thống bán lẻ tại miền Bắc".
Việc đưa từ 2 vụ lên 4 vụ nuôi một năm không chỉ đơn thuần mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ việc tăng hệ số quay vòng ao nuôi, quay vòng vốn, rút ngắn thời gian khấu hao ao nuôi, sớm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ao nuôi... mà điều quan trọng là 2 vụ nuôi tăng thêm thực chất là 2 vụ nuôi trái vụ nên đã tránh được tình trạng "được mùa thì rớt giá" trong sản xuất.
Theo bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Phó Cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Sở NN&PTNT Thái Bình đánh giá: "Từ việc nuôi tôm an toàn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần trồng lúa và làm muối."
Trong nuôi trồng thủy sản nước lợ của tỉnh Thái Bình, tôm là con nuôi chủ lực chiếm khoảng 83% diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ. Tổng diện tích nuôi tôm 2.988ha, tập trung chủ yếu ở hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy. Các hộ nuôi tôm ở Thái Bình đã đưa năng suất trung bình từ 12 - 15 tấn một ha mỗi hoặc nuôi bán thâm canh, năng suất trung bình đạt 4 tấn trên một ha mỗi vụ, còn lại là diện tích nuôi tôm sú theo phương thức quảng canh, quảng canh cải tiến đạt năng suất trung bình 200-300kg một ha. Trong nuôi trồng thủy sản nước lợ của tỉnh Thái Bình, tôm là con nuôi chủ lực chiếm khoảng 83% diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ.
Related news
Thành công 3 chuỗi liên kết khai thác, thu mua, tiêu thụ cá ngừ giữa DN chế biến thủy sản với các Tổ hợp tác nghề cá trên địa bàn, với tổng số trên 150 tàu
Trong nuôi trồng thủy sản, để giảm thiểu những bất lợi do sử dụng hóa chất và để xử lý chất hữu cơ dư thừa trong môi trường, việc sử dụng các chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học thường được nhà sản xuất và người dân gọi là “men vi sinh”, một cách gọi không chính xác về mặt khoa học