Mô Hình Nuôi Luân Canh Tôm Sú Rong Câu Tại Xã Cam Hòa, Huyện Cam Lâm

Sau hơn 05 tháng triển khai thí điểm dự án Quốc gia về mô hình nuôi luân canh tôm sú – rong câu trong ao nước lợ do Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Khánh Hòa thực hiện, ngày 11/10, hộ nuôi thí điểm đã tiến hành thu hoạch tôm vụ đầu tiên theo mô hình này.
Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh đã chọn ô đìa của gia đình anh Nguyễn Quang Vinh ở thôn Văn Tứ Đông, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm làm thí điểm mô hình nuôi luân canh tôm sú – rong câu.
Trên diện tích 01 hec-ta, mật độ thả nuôi là 15 con/m2, sau 5 tháng nuôi, tỉ lệ tôm sống và phát triển đạt 70%, năng suất thu hoạch khoảng 2,5 tấn/ha. Sau khi thu hoạch tôm sú xong sẽ tiến hành thả nuôi rong câu với mật độ 0,5 kg/m2 trong 5 tháng, qua đó để cải tạo môi trường hướng tới nghề nuôi tôm bền vững.
Dự án này được Trung tâm khuyến nông, ngư tỉnh hỗ trợ về kỹ thuật, đầu tư 100% con giống và 30% chi phí thức ăn. Kết quả thực tế khả quan đã mở ra hướng nuôi tôm mới có hiệu quả và đảm bảo vệ sinh môi trường, phù hợp với việc nuôi trồng thủy sản ven đầm.
Related news

Thời gian gần đây, các chợ và điểm bán lẻ hoa quả ở TP Hà Tĩnh bày bán loại cam không rõ nguồn gốc với giá rẻ. Theo các chủ hàng thì cam họ bán là cam Vinh (cũng có người nói là cam Hòa Bình). Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì rất có thể loại cam này có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Trong thời gian qua, mô hình nuôi cá bống tượng và các loài cá nước ngọt, lợ khác phát triển khá mạnh ở huyện Cái Nước (Cà Mau). Qua đó góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, do đầu ra không ổn định, người dân nhiều phen khốn đốn vì trúng mùa nhưng không trúng giá.

Chiều ngày 8/5, giống hàu Thái Bình Dương do Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản (Sở NN-PTNT Phú Yên) sản xuất đã được đưa ra huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) để một số người dân ở đây nuôi thử nghiệm.

Những năm gần đây, tại một số địa phương ven biển ở TP. Cam Ranh (Khánh Hòa), tình trạng đánh bắt thủy hải sản bằng phương pháp giã cào diễn ra phức tạp. Loại hình đánh bắt này không những hủy hoại môi trường sinh thái, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của ngư dân và tình hình an ninh trật tự trong vùng.

Chỉ mới du nhập vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế một vài năm trở lại nay, nhưng chim bồ câu Pháp đã trở thành đối tượng được nhiều người quan tâm đầu tư nuôi.