Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Mô hình nuôi heo không chất thải tại Bạc Liêu

Mô hình nuôi heo không chất thải tại Bạc Liêu
Author: Hải Anh
Publish date: Wednesday. September 12th, 2018

Tại Hợp tác xã kinh tế Xanh, Bạc Liêu, chất thải từ nuôi lợn được chuyển thành biogas chạy máy phát điện, phục vụ trang trại, các ao nuôi tôm.

Chuồng nuôi được thiết kế xa nhau, xen kẽ ao, cây cối tạo cảnh quan xanh và môi trường trong lành. Ảnh: Bizmedia

Hợp tác xã kinh tế Xanh thành lập tại xã Vĩnh Trạch, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu được cấp giấy phép kinh doanh đầu tháng 7/2012. Hoạt động chính trong lĩnh vực chăn nuôi, với hệ thống trang trại gồm bốn chuồng nuôi, mỗi năm, hợp tác xã cung ứng khoảng 9.600 con lợn thịt ra thị trường. Cứ 4 - 4,5 tháng xuất chuồng một lứa.

Mô hình chăn nuôi lợn được thực hiện liên kết giữa hợp tác xã kinh tế Xanh và công ty CP. Theo đó, công ty CP đầu tư con giống, thức ăn và quy trình kỹ thuật chăm sóc heo. Thịt heo sạch được công ty bao tiêu và giới thiệu tại của hàng thực phẩm sạch. Tuy nhiên, nhận thấy chăn nuôi lợn sinh ra lượng chất thải lớn bao gồm cả chất thải rắn, lỏng, khí, hợp tác xã đã đầu tư hệ thống hầm biogas để tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi, đồng thời tạo ra nguyên liệu vòng tròn khép kín phục vụ sản xuất.

Toàn bộ phân heo được xịt rửa hàng ngày đưa ra hệ thống biogas trong khu vực có diện tích 8.000 m2 chứa chất thải, 4.000m2 trữ khí gas.

Lượng phân heo nhiều sinh ra lượng khí gas (CH4) lớn, để đảm bảo an toàn, hầm biogas được che phủ bằng bạt chống thấm HDPE dày 1mm, tuổi thọ lên đến 20 năm.

Hệ thống có khả năng tạo ra 800kWh điện, đủ cung cấp cho trang trại, chạy quạt hút mùi vào giờ cao điểm, chạy quạt trên ao nuôi tôm và cấp điện sinh hoạt cho khu vực nhà ở của công nhân.

Ngoài các lợi ích chính từ việc nuôi heo, mô hình máy phát điện còn phục vụ chạy quạt cho hệ thống ao nuôi tôm trong khuôn viên trang trại. Nguồn phân thu được từ đáy hầm biogas mỗi năm tận dụng lại làm phân bón cho hàng trăm gốc dừa quanh chuồng nuôi. Dừa cho trái, đồng thời cho bóng mát, tạo cảnh quan xanh, sạch cho trang trại.

Hầm biogas “khổng lồ” phủ bạt HDPE để sản xuất điện từ chất thải của lợn tại trang trại. Ảnh: Bizmedia

Bên trong chuồng nuôi, lợn được theo dõi sức khỏe định kỳ, đánh số "chứng minh nhân dân" bằng cách bấm tai. Lợn ở nhà điều hòa. Đầu chuồng thiết kế hệ thống làm mát bằng hơi nước, cuối chuồng là hệ thống quạt gió lớn hút hơi mát và cả mùi hôi của phân heo, thổi vào hệ thống ống khói hút mùi để đưa lên cao trước khi thải ra môi trường. Hệ thống quạt gió được bật tự động khi nhiệt độ trong trại nuôi vượt quá 29 độ C. Nhờ đó, xung quanh khu vực chăn nuôi hầu như không còn mùi hôi.

Nước sạch được đưa vào cho heo uống và tắm hàng ngày, vùng nước tắm thay ngày hai lần. Máng thức ăn đặt tự động, heo ăn đến đâu ủi mõm làm thức ăn rơi xuống máng, không dây bẩn ra chuồng trại, không dư thừa.

Thời gian nuôi lợn trung bình từ 4 - 4,5 tháng một lứa. Trọng lượng trung bình đạt tiêu chuẩn xuất chuẩn là 100kg một con. Lợn được kiểm tra thú y định kỳ, bao tiêu nên có đầu ra ổn định.

“Nhà điều hòa” của lợn được làm mát nhờ hệ thống quạt gió lớn và dàn làm mát bằng hơi nước. Ảnh: Bizmedia


Related news

Nuôi chim công thu nhập 200 triệu đồng/năm Nuôi chim công thu nhập 200 triệu đồng/năm

Anh Trần Văn Toản, ở phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ hiện nuôi 10 cặp chim công bố mẹ, 20 con chim công từ 7 - 9 tháng tuổi và 10 cặp trĩ ngũ sắc

Tuesday. September 11th, 2018
Phòng trị bệnh đốm rong trên cây ăn trái trong mùa mưa Phòng trị bệnh đốm rong trên cây ăn trái trong mùa mưa

Vào mùa mưa, ẩm độ không khí cao là điều kiện thuận lợi để các loại rong, tảo phát sinh gây hại trên cây ăn trái.

Tuesday. September 11th, 2018
Nông nghiệp công nghệ cao giúp tăng giá trị cho nông sản Nông nghiệp công nghệ cao giúp tăng giá trị cho nông sản

Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải mở rộng thị trường xuất khẩu, đòi hỏi sản xuất nông sản phải có sự cải cách về đầu tư và nâng cao trình độ

Wednesday. September 12th, 2018