Mô Hình Nuôi Dê Thịt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Cho Nông Dân Vùng Biên Xã Vĩnh Xương (An Giang)

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân vùng biên xã Vĩnh Xương (An Giang) có đời sống khá giả hơn nhờ mô hình nuôi dê thịt. Với đặc tính dễ nuôi, khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có xung quanh nhà như rau muống, cỏ dại...
Đặc biệt là mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên được nhiều hộ nông dân chọn mô hình chăn nuôi dê để thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
Cách đây hơn 10 năm, ông Trần Văn Nhựt, ngụ Ấp 5 xã Vĩnh Xương là người đầu tiên mang giống dê về nuôi. Hiệu quả ban đầu mang lại từ con dê làm ông khá bất ngờ. Ông cho biết, so với nuôi bò thì con dê nhẹ hơn về tiền vốn, ít tốn công chăm sóc.
Bởi dê là loài động vật ăn tạp nên tận dụng nguồn thức ăn phong phú quanh nhà. Xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, thoáng mát cách mặt đất 1 đến 1,5 m. Người nông dân chỉ cần bỏ vốn mua giống tốt từ ban đầu với giá từ 3 đến 4 triệu đồng 1 con.
Bên cạnh đó, dê là một loài có khả năng sinh trưởng khá nhanh nên chỉ trong một thời gian ngắn đã có thể xuất chuồng hoặc sinh sản. Mỗi năm dê cái đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1 đến 3 con.
Nếu tính tỷ lệ sống 2 con thì cho đến lúc lớn dê thịt có thể thu lại giá trị từ tương đương đến cao hơn số vốn thả nuôi con giống ban đầu. Sau 8 tháng nuôi, dê thịt được thương lái thu mua từ 90.000 đồng đến 105.000 đồng/kg đối với dê trưởng thành đạt 25 kg/con trở lên.
Đặc biệt dê cái để sinh sản hiện có giá trên 120.000 đồng/kg. Với mức giá trên có thể đảm bảo người nông dân lời trên 10 triệu đồng 1 năm mà không cần tái vốn nuôi lại.
Đến nay trên địa bàn xã Vĩnh Xương có trên 40 hộ nuôi với số lượng hơn 250 con. Hiện nay, việc nuôi dê không phải chạy theo phong trào như những năm trước đây mà hầu hết bà con đang nuôi dê phần lớn là những người đã có kinh nghiệm và nuôi rất nhiều năm, xem nghề nuôi dê là nguồn thu nhập chính góp phần cho việc xóa đói, giảm nghèo cho mỗi hộ gia đình.
Nhìn chung, đa số người dân chăn nuôi dê đều có cuộc sống khắm khá hơn. Dù mới bắt đầu nuôi được hơn 1 năm, cô Võ Thị Hà, ngụ ấp 5 xã Vĩnh Xương cho biết, so với chăn nuôi vịt, bò hay làm lúa thì nuôi dê giúp cô ổn định cuộc sống hơn.
Để đạt hiệu quả từ mô hình này, đầu tiên người nuôi phải xác định được con giống tốt và chuồng trại phải đảm bảo độ thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ phòng ngừa dịch bệnh.
Với ưu điểm tốn ít vốn, dễ mua, dễ bán, mô hình này đang dần trở thành cứu cánh của những hộ nghèo không có đất hoặc ít đất sản xuất.
Không chỉ những gia đình "ít vốn" mới chọn mô hình này, trong điều kiện giá cả thức ăn ngày càng leo thang, đầu ra của một số vật nuôi chủ lực bị hạn chế, mô hình nuôi dê đang "thu hút" nhiều gia đình tham gia, do tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và lấy công làm lời.
Ông Lê Văn Đẳng – Phó chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Xương cho biết: Thu nhập giá 1 con dê lợi nhuận bán từ giá 2 triệu đến 2 triệu rưỡi đồng 1 con.
Thì thu nhập hiện tại ở nông thôn hiện tại giờ nuôi con dê rất tiện lợi. Thứ nhất là giải quyết công ăn việc làm cho các hộ dạng như thu nhập thấp. Ở thôn quê, ngoài việc mần lúa ra người nông dân còn nhiều thời gian nhàn rỗi, do đó nuôi dê là việc vô cùng hợp lý.
Hiện tại dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng lớn, được đánh giá khá cao nên khi được nhân rộng tại địa phương sẽ tạo ra một hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân trong xã. Mô hình nuôi dê thực sự đã và đang trở thành mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con nông dân vùng biên xã Vĩnh Xương ổn định cuộc sống.
Related news

Báo cáo của cơ quan chức năng cho biết, trên một đàn heo của một hộ gia đình tại xã Tân Hà (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) vừa xuất hiện một loại bệnh “lạ” mà theo các cán bộ chuyên môn là “chưa xác định rõ loại bệnh và nguyên nhân gây bệnh”.

Không những là một bí thư Đảng uỷ đầy trách nhiệm, năng động của xã Hà Lâu (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh), thạc sĩ chuyên ngành lâm nghiệp Lý Văn Diểng (dân tộc Sán Dìu) còn được biết đến là người say mê khoa học và thành công trong nhiều dự án như ươm nấm chẹo, nhân giống bạch đàn mô, ba kích hom... Đặc biệt, mới đây nhất, với việc thành công trong dự án thụ tinh nhân tạo gà Tiên Yên, anh còn được mọi người ưu ái gọi bằng biệt danh “Vua gà Tiên Yên”.

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đại gia súc từ cỏ ủ chua, cây bắp và các phế phẩm nông nghiệp mới phát triển mạnh tại Đồng Nai trong vài năm trở lại đây. Mặt hàng này chủ yếu chỉ xuất khẩu sang một số nước, như: Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhưng với sự lan rộng của phong trào nuôi bò sữa và nhập khẩu bò Úc nguyên con về vỗ béo đã mở ra cơ hội về thị trường nội địa của dòng sản phẩm này.

Sau một thời gian bị choáng ngợp bởi những lời giới thiệu có cánh về thịt bò ngoại, người tiêu dùng tỉnh táo nhận ra rằng hàng ngon cũng có mà hàng dở cũng nhiều!

Từ cây ăn trái “vô danh”, đến nay mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) với vùng chuyên canh mở rộng lên đến 850 ha. Tuy nhiên, sau thời gian phát triển, cây trồng này đang đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.