Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nhà Sạch - Vườn Đẹp

Mô Hình Nhà Sạch - Vườn Đẹp
Publish date: Wednesday. July 31st, 2013

Thực hiện nội dung đột phá “Nhà sạch-vườn đẹp và làm đường giao thông nông thôn” trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Quản Bạ trong năm 2013, xã Quyết Tiến đã chọn thôn Vĩnh Tiến thực hiện làm điểm. Sau 6 tháng triển khai, đến nay đã có 48/48 hộ gia đình của thôn đạt tiêu chí “Nhà sạch - vườn đẹp”.

Nằm sát Quốc lộ 4C, thôn Vĩnh Tiến, xã Quyết Tiến (Quản Bạ) có 48 hộ, với hơn 200 nhân khẩu, trong đó khoảng 90% đồng bào là dân tộc Kinh ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc lên định cư từ những năm 1970; người dân ở đây có tinh thần tự giác, ý thức, trách nhiệm cao trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đây được xem là một thuận lợi lớn để triển khai thực hiện chương trình.

Ông Phùng Minh Thắng, Trưởng thôn Vĩnh Tiến cho biết: Ngay khi nhận được kế hoạch của xã, thôn đã chủ động tổ chức họp dân, phổ biến các nội dung liên quan đến các chủ trương, chính sách cụ thể của tỉnh, huyện trong việc hỗ trợ người dân xi măng thực hiện các phần việc như láng nền nhà, bó hè, di chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà, làm tường rào, bể nước...

Cùng đó là, lập kế hoạch, xây dựng dãy công việc cụ thể theo từng nhóm tiêu chí đảm bảo phù hợp, các hộ dễ triển khai thực hiện. Nhà sạch là “sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ”; vườn đẹp là có hàng rào bằng tre, nứa hoặc xếp bằng đá phù hợp với mỗi gia đình và trồng các loại cây thuốc nam phục vụ chữa các bệnh thông thường; các loại rau, đậu, cây ăn quả. Vì đây là chủ trương đúng, hợp lòng dân nên đã nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân trong thôn.

Ngồi trong ngôi nhà 4 gian lợp ngói, được bài trí gọn gàng, anh Nguyễn Viết Sâm, thôn Vĩnh Tiến cho biết: Tháng 5.2013, gia đình anh nhận được 800 kg xi măng hỗ trợ từ xã; ngay khi được cấp xi măng, gia đình đã bỏ thêm tiền mua cát, sỏi, xi măng và bỏ công để làm bể nước, nhà vệ sinh và làm đường quanh khu vực vườn.

Từ khi thực hiện chương trình, được cán bộ xã tuyên truyền, hướng dẫn, gia đình tôi hiểu được lợi ích của việc gìn giữ vệ sinh đối với đời sống gia đình và xã hội. Tôi đã vận động các thành viên trong gia đình nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, tạo môi trường, cảnh quan xanh-sạch-đẹp ngay chính trong nhà mình, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy lùi dịch bệnh.

Cùng với gia đình anh Sâm, gia đình chị Nguyễn Thị Liễu khi được hỗ trợ xi măng cũng tiến hành tu sửa bể nước, bó hè nhà, làm khuôn viên trồng hoa. Theo chị Liễu, mức hỗ trợ 800 kg xi măng cho một hộ gia đình làm các phần việc trong chương trình “Nhà sạch-vườn đẹp” là quá ít, đa phần các hộ dân trong thôn phải bỏ thêm tiền để mua thêm vật liệu; song đó lại là động lực giúp gia đình tôi, các hộ dân khác có thêm quyết tâm và điều quan trọng hơn cả là “mình làm mình hưởng”.

Để phong trào lan toả sâu rộng, thôn luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động các hộ nâng cao ý thức gìn giữ vệ sinh môi trường; tự giác dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ khu vực quanh nhà, ngoài ngõ, di chuyển chuồng trại gia súc, gia cầm ra xa nhà. Đến nay, 100% hộ gia đình trong thôn đạt tiêu chí “Nhà sạch-vườn đẹp”, đời sống người dân không ngừng được nâng lên cả về vật chất và tinh thần, trên 90% hộ dân có xe máy, ti vi; năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt trên 12 triệu đồng.

Từ thành công trong xây dựng “Nhà sạch - vườn đẹp” của thôn Vĩnh Tiến, xã Quyết Tiến tiếp tục triển khai đến các thôn còn lại, trong đó ưu tiên phát triển theo chiều sâu và lấy chất lượng là chính. Mục tiêu lớn nhất của xã là phấn đấu xây dựng thói quen ứng xử với môi trường sống, không ngừng nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần của người dân ngay trong từng hộ gia đình. Một cuộc sống mới đang về với thôn Vĩnh Tiến, bắt nguồn từ những phong trào, hành động mà người dân đang cùng chung tay hưởng ứng, cùng nhau xây dựng đó là phong trào xây dựng “Nhà sạch - vườn đẹp”.


Related news

Sáng tạo diệt chuột vùng biên Sáng tạo diệt chuột vùng biên

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.

Wednesday. May 13th, 2015
Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê

Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ (Gia Lai) giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.

Wednesday. May 13th, 2015
Củ cải trắng Vĩnh Châu Củ cải trắng Vĩnh Châu

Thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) có chiều dài bờ biển trên 43km. Đây là một vùng đất pha cát, đất giồng, rất phù hợp với việc phát triển hoa màu. Ngoài đặc sản hành tím, Vĩnh Châu còn là nơi nổi tiếng về đặc sản củ cải trắng.

Wednesday. May 13th, 2015
Hướng đến nền sản xuất lúa thân thiện môi trường Hướng đến nền sản xuất lúa thân thiện môi trường

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa gạo lớn nhất của cả nước và đóng vai trò quyết định an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, việc nông dân canh tác lúa theo phương pháp truyền thống làm phát sinh tình trạng phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống.

Wednesday. May 13th, 2015
Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân

Tại hội thảo triển khai liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Bình Phước diễn ngày 6-5, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phan Văn Đon cho biết: Hội thảo mở ra hướng đi mới về gắn kết doanh nghiệp với nông dân trong thực hiện liên kết trồng gấc chuỗi giá trị.

Wednesday. May 13th, 2015