Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Thiết Thực

Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Thiết Thực
Publish date: Tuesday. November 25th, 2014

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình (MH) chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học tại huyện Hoài Ân. Đây là MH chuyển giao tiến bộ KHKT mới, mang lại hiệu quả cao không chỉ về mặt kinh tế mà còn có hiệu quả về mặt môi trường và mang tính bền vững cao.

MH được thực hiện tại thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân và xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn. Quy mô nền chuồng tại mỗi điểm là 40 m2, có 2 hộ tham gia, mỗi hộ nuôi 10 con heo. Các hộ tham gia MH được hỗ trợ 100% kinh phí giống, 30% chi phí vật tư. Trung tâm KNKN và các Trạm KN huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn đã tiến hành tập huấn, hướng dẫn các hộ thiết kế xây dựng, cải tạo chuồng trại, chế tạo đệm lót từ các nguyên liệu: trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học Balasa N01.

Kết quả, heo sinh trưởng, phát triển khá tốt trong môi trường đệm lót, ít nhiễm bệnh, tăng trọng nhanh, đạt 750,5g/con/ngày. Với trọng lượng con giống thả nuôi ban đầu là 16 - 17 kg/con, chỉ sau 80 ngày nuôi, heo đã đạt trọng lượng bình quân 80 - 83 kg/con; chi phí thức ăn thấp hơn so với chăn nuôi trên nền xi măng; lợi nhuận thu được của các hộ tham gia MH đạt từ 2,92 đến 3,47 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Công, tham gia MH tại thị trấn Tăng Bạt Hổ, cho biết: “Nuôi heo trên nền đệm lót giúp giảm được nhiều công dọn dẹp chuồng trại và tắm rửa cho heo, heo ít bị bệnh. Lứa heo này tôi bớt được 3 triệu đồng chi phí thuốc thú y và hơn 2 triệu đồng tiền điện bơm nước rửa chuồng và tắm cho heo”.

Sau khi thực hiện thành công MH, ông Công đã nuôi tiếp 2 lứa heo, mỗi lứa 10 con, thu lãi không dưới 3,5 triệu đồng/lứa. Ở xã Tam Quan Bắc, các hộ tham gia MH cũng nhận xét, ngoài việc giảm được công lao động, giảm chi phí sử dụng thuốc thú y, còn giảm đáng kể mùi hôi do quá trình chăn nuôi, giảm được tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Có nhiều nông dân ở hai địa phương đã tìm đến học hỏi kinh nghiệm, nhất là kỹ thuật chế tạo đệm lót, qua đó tự đầu tư phát triển chăn nuôi; riêng huyện Hoài Ân có không dưới 20 hộ tự đầu tư thực hiện, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực.

MH này thành công đã mở ra hướng phát triển chăn nuôi an toàn; đặc biệt là chăn nuôi gia trại và nông hộ với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nằm trong khu dân cư, nhờ hoàn toàn không gây mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường. Trong thời gian tới Trung tâm KNKN sẽ nhân rộng mô hình, nhằm phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và có tính bền vững cao.

Nguồn bài viết: http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=31801


Related news

Nhiều Nông Dân Giàu Từ Trồng Sơn Nhiều Nông Dân Giàu Từ Trồng Sơn

Là loại cây công nghiệp rất kén đất, nhưng đã hợp đất rồi thì phát triển rất nhanh, cho sản phẩm nhiều, giá trị kinh tế cao... cây sơn ta đã được khẳng định ở xã Ngọc Hội (Chiêm Hóa) khi ngày càng nhiều nông dân giàu lên nhờ trồng cây này....

Saturday. July 27th, 2013
Giúp Hội Viên Phát Triển Kinh Tế Giúp Hội Viên Phát Triển Kinh Tế

Nhằm giúp các hội viên nông dân khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương, nhiều năm qua, Hội Nông dân xã Phúc Ninh (Yên Sơn) đã tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình kinh tế hiệu quả..

Saturday. July 27th, 2013
Vì Sao Thương Nhân Trung Quốc Chọn Heo Nhiều Mỡ? Vì Sao Thương Nhân Trung Quốc Chọn Heo Nhiều Mỡ?

Theo lý giải của những người am hiểu thị trường thit heo, hiện tượng Trung Quốc tăng nhập khẩu heo nhiều mỡ đơn thuần là lý do kinh tế.

Saturday. July 27th, 2013
Người Nuôi Heo, Gà Hồi Hộp Tái Đàn Người Nuôi Heo, Gà Hồi Hộp Tái Đàn

Sau đợt dịch cúm gia cầm ở huyện Bến Cầu và Thị xã trong tháng 2 và tháng 3.2013 (khiến khoảng 5.000 con gà, vịt bị chết hoặc bị tiêu huỷ), đến nay, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn khá ảm đạm.

Saturday. July 27th, 2013
Cần Cù, Chịu Khó Là Chìa Khoá Thành Công Cần Cù, Chịu Khó Là Chìa Khoá Thành Công

Ba năm liền, vợ chồng anh Huỳnh Văn Đặng, chị Phạm Thị Xuân (ngụ tổ 5, ấp Thanh An, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên) được bình chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen. Nếu thoạt nhìn cơ ngơi bề thế như bây giờ, nhiều người sẽ không tin được gia đình anh Đặng, chị Xuân đã phải nếm trải những ngày tháng hết sức gian nan, cơ cực.

Saturday. July 27th, 2013