Mô Hình Cánh Đồng Mía Mẫu Cho Lợi Nhuận Trên 62 Triệu Đồng/ha

Ngày 26/3, tại xã Ea Ly (Sông Hinh), Sở NN-PTNT Phú Yên phối hợp với Công ty TNHH SX - TM Hoàng Long ViNa tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình cánh đồng mía mẫu, áp dụng cơ giới hóa và sử dụng phân bón Hoàng Long ViNa, niên vụ 2013-2014. Gần 150 nông dân các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa đến tham quan mô hình.
Theo đó, đầu năm 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (thuộc Sở NN-PTNT Phú Yên) phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam, Công ty TNHH Hoàng Long ViNa và Công ty TNHH Kubota Việt Nam triển khai mô hình “Cánh đồng mía mẫu áp dụng cơ giới hóa trên vùng mía nguyên liệu”.
Mô hình được triển khai tại xã Ea Ly (Sông Hinh), Ea Chà Rang (Sơn Hòa) và xã Xuân Quang 1 (Đồng Xuân), với 6 hộ tham gia trên diện tích 30ha. Mô hình thực hiện đồng bộ cơ giới hóa từ khâu làm đất đến trồng, chăm sóc và bón phân bằng các loại máy của Công ty TNHH Kubota Việt Nam; Công ty TNHH Hoàng Long ViNa hỗ trợ 30% phân bón.
Đến nay mía đang thời kỳ thu hoạch, ước năng suất đạt 110 tấn/ha, cao hơn năng suất bình quân của tỉnh 40 tấn/ha; lợi nhuận của mô hình ước đạt trên 62 triệu đồng/ha, trong khi đó lợi nhuận của mía đối chứng trồng theo truyền thống chỉ đạt 43,7 triệu đồng/ha. Từ kết quả này, sắp tới Sở NN-PTNT sẽ nhân rộng mô hình này ra các địa phương trong tỉnh.
Related news

Từ 2 triệu đồng tiền vốn, chị Trần Thị Nói, một người phụ nữ miền Tây đã vươn lên làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi rắn hổ hèo.

Nhiều hộ nông dân ĐBSCL trồng khóm (dứa) xử lý cho ra trái vụ nghịch đang rất phấn khởi, vì đầu ra thuận lợi và giá bán đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Đầu tư máy cuốn rơm để làm thuê là một dịch vụ mới cho nghề trồng lúa và giải quyết được những trở ngại khi máy gặt đập liên hợp (GĐLH) vãi trên đồng.

Sở dĩ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn thấp do lợi nhuận không tăng mà ngày càng giảm. Quy mô vốn đầu tư cho SXKD đối với lĩnh vực nông nghiệp ngày càng lớn và tập trung, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư tín chấp ưu đãi còn quá khó khan.

Sau thời gian nghiên cứu đặc tính sinh sống, nguồn thức ăn của cá nheo, năm 2012 anh Cao Đại Thắng, tổ 13, thị trấn Na Hang (Tuyên Quang) mạnh dạn lên lòng hồ thủy điện Na Hang dựng lều, đóng lồng thả nuôi các loại cá này.