Mô Hình Cánh Đồng Lớn Mỗi Hecta Lúa Thu Lợi Thêm Từ 2,2 - 7,5 Triệu Đồng

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ở mỗi hecta lúa tham gia mô hình cánh đồng lớn, người sản xuất có thể thu lời thêm từ 2,2- 7,5 triệu đồng. Chi phí sản xuất giảm được từ 10- 15%, trong khi giá trị sản lượng tăng 20 - 25%.
Trung bình mỗi tỉnh - thành trong khu vực đạt từ 10.000 - 20.000ha lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn.
Doanh nghiệp đang đi đầu trong liên kết, xây dựng cánh đồng lớn là Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang. Hiện nay, mô hình này không chỉ phát triển ở vùng ĐBSCL mà được nông dân áp dụng tại các vùng miền khác trên cả nước.
Bên cạnh đó, mô hình cánh đồng lớn cũng không chỉ giới hạn ở sản xuất lúa mà đang được áp dụng sáng tạo sang các lĩnh vực sản xuất khác như mía đường, cà phê, điều, chè, chăn nuôi thủy sản và rau quả an toàn…
Nhiều chuyên gia cho rằng đây là hướng đi tất yếu, cũng là giải pháp thiết thực nhất để tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn hiện nay và trong tương lai.
Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, xu hướng sắp tới từ cánh đồng lớn, các địa phương sẽ xây dựng các vùng nguyên liệu lúa gạo hàng hóa và xây dựng thương hiệu lúa gạo từ các vùng nguyên liệu sản xuất theo VietGAP.
Related news

Nhờ ý chí và quyết tâm, từ vài năm qua, mỗi năm tài khoản của anh Hiếu đều cộng thêm tiền tỷ nhờ 3 trại cá lăng giống...

Từ hai bàn tay trắng anh đã vay vốn để khởi nghiệp nuôi tôm thành công, mỗi năm lãi từ 1,5 – 2 tỷ đồng. Đó là ngư dân Phan Văn Thừ SN 1977

Lập nghiệp từ mô hình nuôi cá Chình. Với ý chí táo bạo bước đầu chàng trai 9X đã có có thu nhập hơn 400triệu đồng/năm.

Đưa cây đu đủ vào trồng theo hướng thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao. Chỉ với 3 sào đu đủ, không ít nông dân thu về cả trăm triệu đồng mỗi năm.

Hiện nhiều hộ nông dân Hậu Giang đang có thu nhập 1 tỷ đồng/năm nhờ trồng mít Thái. Đa phần những hộ nông dân này chủ yếu ở huyện Châu Thành.