Mạnh vì gạo, bạo vì vốn
Đòn bẩy từ đồng vốn tín dụng
Nhiều năm trước, gia đình chị Nguyễn Thị Hợp ở thôn Hai Kha, xã Quế Nham, huyện Tân Yên (Bắc Giang) chưa từng nghĩ có ngày được sở hữu trang tại tổng hợp có diện tích trên 15 mẫu với tổng giá trị tài sản cả tỷ đồng.
Gia đình chị Hợp đầu tư làm trang trại từ năm 2009, với khát vọng mở rộng quy mô, gia đình chị đã tìm đến Ngân hàng NNPTNT huyện Tân Yên để vay vốn.
Lúc đầu, chị chỉ vay 30 triệu đồng nuôi 10 con lợn nái, những năm sau gia đình chị mạnh dạn vay lớn hơn lên 200 triệu, 500 triệu kết hợp với khoản tiền tích cóp của gia đình, đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống, cây giống.
Trang trại của gia đình chị Hợp ban đầu chỉ nuôi hơn chục nái lợn, sau đó tiếp tục phát triển đàn lợn lên 40 nái và hơn 200 con lợn thịt.
Mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 20 tấn lợn thịt.
Chị còn có 10 mẫu ao nuôi cá lăng và trắm đen mỗi năm thu 2 lứa được trên 60 tấn cá.
Trên bờ, chị trồng 300 gốc bưởi, cam đường canh, gần 300 gốc ổi thu hoạch vào dịp tết.
Trừ chi phí, mỗi năm trang trại cũng thu lãi gần nửa tỉ đồng.
Chị Hợp kể: “Những ngày đầu làm trang trại, gia đình tôi không có vốn, phải mượn sổ đỏ của bố mẹ đi vay vốn ngân hàng về đầu tư.
Có những lần trang trại gặp khó khăn do lợn bị dịch, nhưng ngân hàng vẫn tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn để gia đình tăng đàn trở lại.
Nhờ được vay dễ dàng, các thủ tục tương đối thuận tiện nên gia đình tôi mới có động lực tiếp tục phát triển trang trại”.
Ngân hàng gõ cửa
“Thu nhập chính của 60% dân số trên địa bàn huyện dựa vào nông nghiệp.
Để phát triển kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn thì nguồn vốn ngân hàng đã đóng vai trò quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn.
Nhiều nông dân đã làm giàu nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ngân hàng”.
Ông Phùng Văn Nhân - Phó Chủ tịch UBND huyện Giao Thủy, Nam Định
Ở xóm 5, xã Giao Hà (Giao Thủy, Nam Định), ông Phùng Văn Kiêm nổi tiếng là nông dân sản xuất giỏi vì sở hữu trang trại rộng 10ha trong đất liền và 30ha nuôi vạng vùng bãi bồi ven biển.
Ông Kiêm cho biết, hiện vườn cây cảnh rộng 6,4ha có hàng ngàn cây cảnh các loại dáng, thế.
Khách hàng sẵn sàng trả giá từ 200.000 - 300.000 đồng/cây nhỏ, 5 - 7 triệu đồng/cây to.
Phần diện tích còn lại 3,59ha, ông Kiêm đào ao thả các loại cá chép, trắm, vược.
Vào dịp cuối năm, ông xuất bán hàng chục tấn cá với giá bán 100.000 - 200.000 đồng/kg.
Mỗi năm trang trại của ông Kiêm cho doanh thu gần 2 tỷ đồng, trừ chi phí lãi trên 500 triệu đồng.
Theo ông Kiêm, để có được cơ ngơi này là nhờ nguồn vốn vay 1,2 tỷ đồng từ Ngân hàng NNPTNT cùng với vốn gia đình ông tích cóp từ nhiều năm, vốn vay thêm của người thân, bạn bè.
Có vốn, ông mới có điều kiện san đất, mua cây con giống, nâng cấp vườn với quy mô như ngày nay.
Là đơn vị chủ lực cho vay vốn sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Agribank Nam Định cho hay: “Agribank luôn khẳng định vai trò tiên phong của mình trong đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn.
Thông qua hơn 2.300 tổ vay vốn đã và đang hoạt động hiệu quả, mạng lưới cho vay vốn có mặt ở khắp các xóm, có thể “gõ cửa” từng hộ để cung cấp dịch vụ đảm bảo, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn.
Chúng tôi luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các chủ trang trại tiếp cận nguồn vốn, tùy theo quy mô, hiệu quả đầu tư của các trang trại”.
Related news
Đã không còn lạ lùng nữa việc những bó rau trong siêu thị có bao bì in tên một vị giáo sư ngành nông nghiệp để “bảo chứng” rằng đó là rau sạch. Nhưng bạn là người đi mua rau sạch, điều ấy có làm bạn yên tâm hơn?
Dù chỉ được xem là để "ăn chơi", thế nhưng với vẻ bắt mắt của cả cành lúc lỉu trái chín vàng cam nằm xen lẫn trái xanh già và vị ngọt pha lẫn chua chua khi nếm thử cũng đủ để trái chay rừng hấp dẫn người thưởng thức.
“Bà con nông dân ở Thạch Hạ, TP.Hà Tĩnh nuôi một con bò lãi từ 1-1,2 triệu đồng/tháng dù chưa phải lợi nhuận cao nhưng có được thành quả này là nhờ liên kết theo chuỗi khép kín”.