Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Măng Cụt An Tây Cần Thương Hiệu

Măng Cụt An Tây Cần Thương Hiệu
Publish date: Tuesday. October 28th, 2014

Bên cạnh thương hiệu măng cụt Lái Thiêu (TX. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và gần đây là măng cụt Thanh Tuyền (Dầu Tiếng) nhiều lần được xếp hạng nhất, nhì trái cây ngon trong Lễ hội trái cây Nam bộ tổ chức tại Khu du lịch Suối Tiên (TP.HCM), vùng đất Bình Dương còn một nơi trồng măng năng suất cao, chất lượng tốt nhưng chưa được “khám phá”, đó là xã An Tây (TX.Bến Cát).

Ông Trần Tư, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Tây cho biết, nhiều người trong xã không biết ai là người đầu tiên đưa cây măng cụt lên trồng ở An Tây và gia đình nào trồng sớm nhất; chỉ dự tính măng cụt được trồng từ những năm 1970.

Trước đây, măng cụt ở An Tây được trồng bằng hạt ươm, 8 - 10 năm sau khi trồng mới cho thu hoạch; người dân trồng măng xen canh với cây ăn trái khác để lấy ngắn nuôi dài nên diện tích măng cụt còn ít. Hiện nay, người trồng măng cụt mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật nên chỉ sau 5 năm trồng măng đã cho thu hoạch.

Giá thành ổn định, trái có vị ngon, ngọt hơn nên nhiều gia đình trong xã đã cải tạo đất trũng để trồng măng cụt. Nhờ đó, hiện nay diện tích măng cụt trên địa bàn xã An Tây đã lên trên 90 ha, với trên 350 hộ dân trồng. Măng cụt được trồng nhiều nhất ở 2 ấp An Thành và Rạch Bắp, mỗi ấp trồng trên 30 ha.

Ông Trần Trung Thành, Phó Chủ tịch UBND xã An Tây cho biết, trong 2 năm 2008 và 2009, nhiều gia đình trong xã đã vươn lên làm giàu từ những vụ măng. Lợi nhuận cao, nhiều nhà vườn đang trồng rau màu, chôm chôm, sầu riêng chuyển sang trồng măng cụt. Như mùa măng cụt vừa qua cho năng suất cao, giá thành ổn định, giúp người dân thêm vững tin để phát triển vườn cây.

Gia đình ông Nguyễn Thanh Long ở ấp An Thành là một trong những điển hình thoát nghèo nhờ cây măng cụt ở xã An Tây. Trước đây, gia đình ông Long chủ yếu làm lúa, hoa màu; giá cả bấp bênh, hay sâu bệnh, đời sống gia đình vì thế gặp nhiều khó khăn.

Về sau ông quyết định chuyển sang trồng măng cụt. Sau thời gian chăm sóc, vườn măng gần 2 ha của gia đình ông cho thu hoạch mỗi năm hơn 100 triệu đồng. Kinh tế ổn định, gia đình ông có điều kiện cho các con ăn học đến nơi đến chốn.

“Măng cụt An Tây không thua kém chất lượng măng cụt ở Lái Thiêu, Thanh Tuyền. Đất không bị nhiễm phèn, không bị ô nhiễm không khí nên trái măng An Tây có vị ngọt, thơm, đủ khả năng cạnh tranh ngoài thị trường. Thời gian tới, gia đình tôi sẽ tận dụng diện tích đất còn trống để trồng măng cụt”, ông Long chia sẻ.

Măng cụt ở An Tây ngon, chất lượng nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều người biết đến. Đây là điều còn băn khoăn của người trồng măng trong xã. Họ mong muốn các ngành chức năng xem xét, tạo mọi điều kiện để măng cụt An Tây được đăng ký thương hiệu. Có thương hiệu, người dân sẽ yên tâm đầu tư bởi đầu ra sản phẩm ổn định, đồng thời còn khẳng định đặc sản của địa phương.


Related news

Nuôi Động Vật Hoang Dã Đầu Ra Còn Bấp Bên Nuôi Động Vật Hoang Dã Đầu Ra Còn Bấp Bên

Những năm gần đây, trên địa bàn Dak Lak phong trào chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã như heo rừng, nai, nhím, chồn, cá sấu, rắn... đang phát triển khá mạnh và trở thành hướng đi mới cho ngành Chăn nuôi tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, mô hình này cũng đang gặp không ít khó khăn trở ngại, nhất là về thị trường tiêu thụ.

Monday. November 4th, 2013
Kim Ngạch Xuất Khẩu Cà-Phê Đạt Hơn 3 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Cà-Phê Đạt Hơn 3 Tỷ USD

Sáng 1-11, Hiệp hội Cà-phê - Ca-cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Chín tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được khoảng 1.003.526 tấn cà-phê với kim ngạch đạt hơn 2,211 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.

Monday. November 4th, 2013
Khuyến Cáo Không Sử Dụng Các Giống Lúa IR 13/2, U Ải 32, Khang Dân 18 Khuyến Cáo Không Sử Dụng Các Giống Lúa IR 13/2, U Ải 32, Khang Dân 18

Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông phải có mặt tại từng địa bàn phối hợp kiểm tra công tác chuẩn bị giống, các giải pháp kỹ thuật sản xuất trước thời điểm gieo sạ, kiên quyết chỉ đạo đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống và mật độ gieo sạ theo quy định…

Monday. November 4th, 2013
Đứng Đầu Về Cơ Giới, Vẫn Sạ Chay Đứng Đầu Về Cơ Giới, Vẫn Sạ Chay

Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp– PTNT, Vũng Liêm (Vĩnh Long) là huyện đứng đầu về cơ giới hóa trong nông nghiệp. Hiện toàn huyện có 304 máy gặt đập liên hợp, 66 máy gặt xếp dãy, 770 máy cày- xới, trên 5.700 máy bơm nước, máy sạ hàng,… đảm bảo cơ giới hóa trong sản xuất lúa đạt 100% khâu làm đất, 95% khâu thu hoạch.

Monday. November 4th, 2013
“Trẻ Hóa” Vườn Cà Phê Bằng Phương Pháp Ghép Chồi “Trẻ Hóa” Vườn Cà Phê Bằng Phương Pháp Ghép Chồi

Trong vài năm trở lại đây, trước thực trạng nhiều diện tích cà phê già cỗi, đạt năng suất thấp do sử dụng các loại giống kém chất lượng, xã Tân Thành (Krông Nô - Đắk Nông) đã tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện tái canh, “trẻ hóa” vườn cà phê bằng phương pháp ghép chồi.

Monday. November 4th, 2013