Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mãng Cầu Tân Phú Sẽ Biến Mất?

Mãng Cầu Tân Phú Sẽ Biến Mất?
Publish date: Thursday. June 13th, 2013

Mãng cầu ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) được coi là trái cây đặc sản vì mùi vị thơm ngon. Một số vườn mãng cầu của huyện từng đạt giải trái ngon, giống tốt các tỉnh miền Đông Nam bộ. Nhưng chỉ qua một thời gian ngắn, diện tích mãng cầu giảm hơn 2/3.

Cây mãng cầu ở huyện Tân Phú được trồng tập trung ở xã Phú Lộc. Nhiều nông dân đã từng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh để mãng cầu ra hoa trái vụ, cho thu nhập 60 - 90 triệu đồng/hécta/năm. Song gần 2 năm trở lại đây, giá cả thất thường kèm theo sâu bệnh khiến nông dân đua nhau chặt mãng cầu.

Đua nhau chặt bỏ

Về xã Phú Lộc (huyện Tân Phú) dịp này, rất khó tìm những vườn chuyên canh mãng cầu như trước. Bởi người dân đã chặt bỏ để trồng mới hoặc xen canh cà phê, tiêu, dó bầu...

Ông Trần Phước Hội (ấp 4, xã Phú Lộc) - một trong những nông dân từng gắn bó lâu năm với cây mãng cầu cũng đang lần lượt chặt bỏ vườn mãng cầu 2 hécta. Trước đây, ông Hội rất thành công với mô hình thâm canh xử lý cho cây ra hoa trái vụ, nhưng hiện mãng cầu sâu bệnh nhiều, giá giảm mạnh, trong khi phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày một tăng, tính ra hiệu quả kinh tế thấp hơn một số cây trồng khác nên ông đành chặt bỏ.

Ông Hội cho biết: “Lợi nhuận thu được từ trồng mãng cầu hơn 1 năm nay rất thấp, trong khi chi phí đầu vào lại cao. Do đó, tôi đã chặt bỏ gần hết mãng cầu để trồng cà phê và tiêu. Tới đây, có thêm vốn đầu tư, tôi sẽ tiếp tục chặt bỏ hết mãng cầu để trồng tiêu”.

“Trước đây, 1 hécta mãng cầu lãi trên 80 triệu đồng/năm, nhưng giờ chỉ còn 20 triệu đồng/năm. Vì thế, tôi chặt bỏ để trồng cây dó bầu” - ông Nguyễn Văn Kính, ấp 1, xã Phú Lộc, người hai lần đạt giải nhì mãng cầu ngon, giống tốt vùng Đông Nam bộ, cho biết.

Tương tự, anh Nguyễn Văn On (ấp 2, xã Phú Lộc) - thành viên của Câu lạc bộ mãng cầu xã Phú Lộc, nói: “Hai năm nay, lợi nhuận của cây mãng cầu chỉ bằng nửa cây cà phê nên tôi trồng xen cà phê trong vườn mãng cầu. Hiện tại, tôi chặt bỏ dần mãng cầu để cây cà phê phát triển”.

Khó giữ cây đặc sản

Ông Nguyễn Tấn Hiệp, Chủ tịch UBND xã Phú Lộc, cho biết: “Năm 2009, diện tích cây mãng cầu toàn xã là 900 hécta, nhưng hiện chỉ còn khoảng 200 hécta. Chưa kể, đa số các vườn mãng cầu còn lại đều trồng xen cà phê, tiêu”.

Mãng cầu Tân Phú được thị trường ưa chuộng vì chất lượng tốt, mùi vị đậm đà và ít hạt. Để giúp loại trái cây này có thể vươn xa, chiếm lĩnh thị trường, năm 2011, Sở Khoa học - công nghệ đã hỗ trợ kinh phí và hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm mãng cầu Phú Lộc. Ngoài ra, cây mãng cầu Tân Phú còn được phê duyệt đề án hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng để phát triển mở rộng vì được xếp vào loại cây đặc sản.

Ông Đặng Thanh Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Tân Phú cho biết: “Cây mãng cầu có ưu điểm chịu được khô hạn hơn các cây trồng khác nên huyện đang khuyến cáo người dân giữ lại và có biện pháp phòng trừ sâu bệnh, vì qua thời điểm khó khăn này có thể giá sẽ tăng trở lại. Còn chặt bỏ để trồng cây khác cũng khó đảm bảo lợi nhuận vì giá cả nông sản nào hiện cũng bấp bênh”.

Dù có khuyến cáo, nhiều nông dân vẫn quyết tâm chặt bỏ để thay thế bằng cây trồng khác, vì cho rằng mãng cầu giờ đây không còn hiệu quả. Nếu không có những giải pháp kịp thời để định hướng cho nông dân thì không bao lâu nữa cây mãng cầu ở Tân Phú sẽ bị xóa sổ.

Hiện nay, giá mãng cầu bán lẻ tại các chợ lớn của TP. Biên Hòa dao động mức 25-30 ngàn đồng/kg. Song giá mãng cầu các nhà vườn Tân Phú bán xô (cả trái đẹp lẫn xấu) chỉ còn 6-8 ngàn đồng/kg. Theo các nhà vườn thì thương lái chỉ mua với giá trên vì chê mãng cầu bị sâu bệnh nhiều nên trái xấu và nhỏ, quá trình vận chuyển tỷ lệ hao hụt cao.


Related news

Có Thể Bỏ Giá Sàn Xuất Khẩu Gạo Có Thể Bỏ Giá Sàn Xuất Khẩu Gạo

Trong những năm qua, doanh nghiệp trước khi ký hợp đồng xuất khẩu gạo đều phải căn cứ trên giá sàn xuất khẩu mà Hiệp hội lương thực Việt Nam công bố. Tuy nhiên, thời gian tới doanh nghiệp có thể đàm phán và bán gạo với mức giá phù hợp mà không cần căn cứ trên giá sàn.

Friday. May 23rd, 2014
Ngư Dân Có Thể Vay Vốn Đến 95% Để Đóng Tàu Công Suất Lớn Ngư Dân Có Thể Vay Vốn Đến 95% Để Đóng Tàu Công Suất Lớn

Theo đó, để đóng mới dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ với mức lãi phải trả chỉ 1%/năm trong thời hạn 11 năm, được sử dụng phương tiện hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp; ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 70-100 phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác thủy sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần có công suất từ 90 CV trở lên; miễn thuế tài nguyên đối với thủy sản đánh bắt, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ...

Friday. June 20th, 2014
Nhập Khẩu Bông Từ Châu Phi Chú Trọng Khai Thác Lợi Thế Nhập Khẩu Bông Từ Châu Phi Chú Trọng Khai Thác Lợi Thế

Mặt khác, do sản lượng thấp nên quá trình phân loại bông của châu Phi chưa cao, tỷ lệ tạp chất nhiều, bông ở vùng Đông Phi thường có hàm lượng đường cao hơn các nước khác, điều này tác động đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Để khắc phục, các DN cần đa dạng nguồn hàng và phối hợp pha trộn các nguồn nguyên liệu khác nhau theo những tỷ lệ nhất định.

Friday. May 23rd, 2014
Gà Nòi Chân Vàng J-Dabaco Linh Khí Đất Võ Tây Sơn Gà Nòi Chân Vàng J-Dabaco Linh Khí Đất Võ Tây Sơn

Tiếp nối những thành công của giống gà J-DABACO, với đam mê lưu giữ, bảo tồn và phát triển giống gà quý gắn liền với tinh thần thượng võ của cha ông ta từ thủa “mang gươm đi mở nước”, qua nghiên cứu văn hóa người tiêu dùng cộng nhiều năm lai tạo, Công ty TNHH MTV Gà giống DABACO đã sản xuất thành công giống gà nòi chân vàng mang thương hiệu Ja-DABACO

Friday. June 20th, 2014
Trường Bán Trú Làm... “Trang Trại” Trường Bán Trú Làm... “Trang Trại”

Từ việc tận dụng những khoảng đất quanh khu bán trú để trồng rau, nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú đã mở rộng thành mô hình “trang trại” nhỏ có chăn nuôi, trồng trọt cung cấp thực phẩm hàng ngày, giúp học sinh vùng cao gắn bó với trường, với lớp.

Friday. May 23rd, 2014