Ma Lâm 202 - Giống Lúa Thỏa Lòng Nông Dân

Để có giống lúa kháng sâu bệnh, thích nghi trên nhiều chân ruộng khác nhau, năng suất cao, giảm giá thành sản xuất, chất lượng đáp ứng yêu cầu sử dụng là mong muốn của người trồng lúa.
Vì thế, Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận cho ra đời giống lúa Ma Lâm 202 mang đầy đủ các tiêu chí trên và trồng 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Đây là giống lúa làm thỏa lòng bà con nông dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, và gần đây không ngừng nhân rộng tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Nguyễn Văn Bình - Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận cho biết: “Hiện nay 2 huyện có diện tích gieo trồng giống lúa ML 202 nhiều nhất tỉnh là Đức Linh, Tánh Linh. Từ khi công nhận giống lúa, bình quân có khoảng 3.000 tấn lúa xác nhận /năm được bán ra thị trường.
Đặc biệt giống lúa ML 202 được công nhận giống quốc gia đặc cách, không qua sản xuất thử. Năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp bằng bảo hộ giống cây trồng (số 02.VN.2013) cho giống lúa ML 202, với thời gian 20 năm tính từ ngày cấp bằng”.
Theo đánh giá của Trại giống Nông nghiệp Hòa Đồng (Phú Yên) và Hợp tác xã nông nghiệp thị trấn Vạn Giã (Khánh Hòa), ML 202 chống chịu bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, thích nghi các điều kiện canh tác, khí hậu, chịu phèn tốt. Năng suất không chênh lệch nhiều giữa các vùng 70 - 80 tạ/ha, tỷ lệ gạo qua xay xát cao, 25 - 26 gr/1.000 hạt.
Một số nông dân ở Đức Linh cho rằng, với giống này cây thấp, đẻ nhánh khỏe, chịu thâm canh, ít nhiễm sâu bệnh. Năng suất đạt khoảng 65 - 70 tạ/ha. Hiện nay, thương lái thu mua giá lúa tươi là 5.200 đồng/kg.
Gần đây, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long đang phát triển “nóng” diện tích giống lúa này. Với nông dân, ML 202 mang lại hiệu qủa, năng suất 10 – trên 10 tấn/ha, thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với các giống khác, chống chịu với sâu bệnh, được thương lái chuộng với giá thành cao hơn 100 - 200 đồng/kg (gọi là siêu lúa).
Được biết, năm 2014 các huyện, thị đều có cơ cấu giống lúa ML 202, nhiều nhất là Đức Linh là 4.700ha, Tánh Linh 2.060 ha… Riêng Bắc Bình vẫn chưa sử dụng giống này trên diện tích gieo trồng. Hy vọng trong thời gian tới, Bắc Bình sẽ phát triển diện tích giống lúa này.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71136#content
Related news

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 85% chi phí thức ăn, 30% chi phí làm đệm lót sinh học. Qua hơn 2 tháng triển khai mô hình, hiện 53 con heo nuôi tại hộ ông Ngô Kim Sơn trên diện tích chuồng 70m2 đang phát triển tốt. Còn 22 con heo nuôi theo mô hình tại hộ bà Đoàn Thị Kim Khuê đã xuất chuồng với tổng trọng lượng hơn 1,8 tấn heo hơi (bình quân 84kg/con). Với giá bán 48.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi gần 15 triệu đồng.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri (Bến Tre) trong việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên lĩnh vực chăn nuôi bò của huyện, giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Anh Giang Mạnh Tuấn (sinh năm 1982) cư ngụ phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương), thuê đất ở phường Hiệp Thành và Phú Mỹ để làm rau thủy canh. Đến xem vườn rau của anh Tuấn, nhiều người khen ngợi cách làm mới, hiệu quả của anh.

Ngày 18-9, đại diện Công ty TNHH C.N (TP. Hồ Chí Minh) đã xuống hỗ trợ 35 tép hạt giống và 500.000 đồng/hộ cho nông dân trồng ớt Nguyễn Văn Nguyên (Song Bình, Chợ Gạo - Tiền Giang) và Lê Văn Gấm (Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang).

Mức hỗ trợ Trại sâm Tắc Ngo thuộc UBND huyện Nam Trà My bằng mức hỗ trợ cho nhân dân, số lượng cây giống hỗ trợ tùy tình hình thực tế từng năm và được UBND tỉnh phê duyệt.