Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Lưu ý khi nuôi tôm - rừng

Lưu ý khi nuôi tôm - rừng
Publish date: Saturday. May 16th, 2015

Chuẩn bị ao

Nuôi tôm rừng với diện tích lớn nên chia làm 3 loại: ao lắng; ao chứa; ao nuôi.

Ao nuôi: diện tích 3.000 - 5.000 m2; độ sâu 0,8 - 1 m.

Ao chứa: diện tích ao chứa lớn hơn 50% ao nuôi; độ sâu 0,6 m.

Ao lắng: Diện tích là phần còn lại của vuông nuôi, độ sâu khoảng 0,6 m.

Vệ sinh ao: Sên vét bớt lớp bùn đáy của ao nuôi, ao lắng và ao chứa ra ngoài trước mỗi vụ nuôi.

Bón vôi và phơi đáy: Với mô hình rừng - tôm tách biệt thì cần tháo cạn nước, hoặc có thể dùng máy bơm để bơm cạn.

Dùng vôi CaO liều lượng 50 - 70 kg/1.000 m2; hoặc vôi CaCO3 100 - 150 kg/1.000 m2.

Sau khi bón vôi thì tiến hành phơi đáy 10 - 15 ngày trước khi đưa nước vào ao nuôi.

Cấp nước cho hệ thống

Đây là một trong những khâu quan trọng bởi chất lượng nước quyết định nhiều đến chất lượng vụ nuôi sau này.

Cấp nước vào ao lắng: Tránh lấy nước bị nhiễm bẩn hay quá đục. Không lấy nước từ các vuông khác hoặc kênh thoát mới xả ra.

Vào kỳ con nước thủy triều, khi nước bắt đầu ròng thì mới lấy nước vào vuông nuôi.

Dùng tấm vỉ bằng lưới có lỗ nhỏ đặt ở miệng cống để ngăn cá vào.

Nước sau khi lắng ở ao 3 ngày thì cấp vào ao chứa. Sau đó cấp đầy nước tiếp  vào ao nuôi.

Cấp nước vào ao chứa: Dùng tấm vỉ bằng lưới mịn để ngăn tôm tự nhiên và các loài thủy sản khác vào ao chứa. Tiếp tục lắng nước ở ao chứa 3 ngày rồi cấp vào ao nuôi.

Cấp nước vào ao nuôi: Lấy nước vào ao nuôi đạt độ sâu 0,7 m. Nếu ao chứa không đủ nước thì tiếp tục lắng ở ao lắng rồi đưa vào ao chứa, sau đó cấp vào ao nuôi.

Duy trì mực nước cân bằng giữa 3 ao: ao chứa, ao lắng và ao nuôi. Nước cấp từ ao lắng vào ao nuôi phải được lọc qua túi lọc để ngăn địch hại.

Diệt tạp và gây màu nước

Diệt tạp:

Giữ mực nước cao để diệt các loại cá. Dùng hai chất thông thường để diệt cá: Rễ dây thuốc cá dùng 7 - 10 kg/1.000 m3.

Saponin: Dùng 10 - 15 kg/1.000 m3

Gây màu nước:

Sau khi diệt cá tạp khoảng 2 ngày thì tiến hành gây màu nước nếu độ trong nước lớn hơn 40 cm.

Loại phân dùng là N:P:K = 20:20:0

Liều dùng 1 - 2 kg/1.000 m3.

Cách dùng:

Hòa tan phân với nước rồi tạt đều khắp mặt ao vào lúc trời nắng. Lưu ý: Không rải cả hạt phân xuống ao vì hạt phân sẽ chìm và làm cho tảo đáy phát triển.

Sau khi gây màu nước có màu vàng nâu, độ trong 30 - 35 cm thì có thể thả giống.

Chọn và thả giống

Chọn tôm giống cỡ Post 15 có chiều dài lớn hơn 1,3 cm. Tôm sáng bóng, đồng đều, không bị dị hình, bệnh tật.

Kiểm tra giống: Thả 100 tôm Post vào chậu với 10 lít nước. Sau đó cho 2 cc dung dịch formol vào chậu. Để tôm Post trong 60 phút, không sục khí. Đếm lại tôm Post, nếu tỷ lệ chết < 5 con là tôm tốt.

Tags: nuoi tom, ao nuoi tom, nuoi trong thuy san


Related news

Công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực Công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Ria II) đã nghiên cứu, tạo được tôm toàn đực thông qua kỹ thuật vi phẫu gần 10 năm nay, đồng thời chuyển giao sản phẩm cho các tỉnh An Giang, Trà Vinh. Hiện, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục tạo đàn tôm cái tại trại thực nghiệm của Viện ở TP Hồ Chí Minh và có thể vi phẫu thành công 1.000 - 2.000 tôm cái giả/tháng.

Tuesday. June 9th, 2015
Nỗ lực ứng phó với hội chứng chết sớm Nỗ lực ứng phó với hội chứng chết sớm

Theo ông George Chamberlain, Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA), các trại nuôi tôm ở châu Á mặc dù đã được trang bị kỹ thuật và nhận được các tư vấn về kiểm soát Hội chứng chết sớm (EMS) song vẫn còn rất nhiều việc cần phải thực hiện.

Tuesday. June 9th, 2015
Phòng bệnh tổng hợp cho cá mùa nóng Phòng bệnh tổng hợp cho cá mùa nóng

Mùa nắng nóng, nhiệt độ cao và kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nuôi mà còn gây ra thiệt hại do dịch bệnh phát sinh nếu không phòng bệnh và quản lý tốt.

Tuesday. June 9th, 2015
Hiệu quả và bền vững mô hình tôm lúa Hiệu quả và bền vững mô hình tôm lúa

Từ 1 - 2 hộ nuôi tiên phong, mô hình tôm càng xanh trên ruộng lúa xã Biển Bạch, huyện Thới Bình đã lan tỏa trong toàn xã, huyện. Từ đó Phòng Nông nghiệp huyện đã lập dự án hỗ trợ hộ dân thực hiện để nhân rộng.

Tuesday. June 9th, 2015
Ứng dụng Ozone trong nuôi trồng thủy sản Ứng dụng Ozone trong nuôi trồng thủy sản

Ozone (O3) là một chất khí có tính ôxy hóa mạnh, thường không bền, dễ phân hủy thành ôxy. Trong nuôi trồng thủy sản, O3 được ứng dụng để sát trùng, giảm độ đục, khử thuốc trừ sâu và hạn chế ô nhiễm nước, giúp tôm, cá phát triển tốt.

Tuesday. June 9th, 2015