Lưu ý bệnh mốc sương khoai tây
Triệu chứng: Trên cây khoai tây bệnh này được gọi là bệnh mốc sương hay sương mai. Nấm bệnh xâm nhập và gây hại trên tất cả các bộ phận của cây (lá, thân, củ).
Trên lá: Lúc đầu xuất hiện ở mép sau lan vào phía trong, vết bệnh lan rộng có màu nâu đen, ướt. Gặp ẩm độ cao sẽ thấy có lớp mốc trắng như sương ở mặt dưới lá, xung quanh vùng bị bệnh.
Trên thân: Vết bệnh màu nâu đen, kéo dài theo chiều dài của thân và cành.
Trên củ: Vết không có hình dạng nhất định, màu nâu xám, lõm.
- Phòng trừ: Bao gồm chăm sóc cho cây khỏe và dùng thuốc hóa học khi cần thiết. Cụ thể là:
+ Bón phân cân đối cho cây, không để cây thừa đạm làm mềm yếu, dễ bị bệnh. Tưới nước giữ ẩm cho cây vào buổi sáng.
+ Bổ sung định kì các chế phẩm phân siêu vi lượng, kali phun lá giúp thân lá cây cứng chắc, chất lượng củ tăng...
+ Khi gặp thời tiết thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh phát triển cần sử dụng một trong các loại thuốc phun phòng bệnh cho cây. Các thuốc có thể dùng là: Mancozeb, Dosay 45WP, Arygeen 40WP, Difomat 80WP.
+ Trị bệnh: Khi cây chớm bị bệnh sử dụng một trong các loại thuốc sau: Score, Aliette 80WP, Rhidomil Gold 68WG, Antracol 70WP, M8, Nativo 750WG...
* Lưu ý: Khi phun thuốc cần dùng thêm chất bám dính, phun khi lá khô và phun kín đều thân lá. Trị bệnh cần phun 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày và luân phiên thuốc giữa các lần phun. Đồng thời loại bỏ các lá bị bệnh nặng đem tiêu hủy để tránh lây lan và ngừng bón đạm khi cây đang bị bệnh.
Related news
Giống khoai tây Sinora có năng suất, hàm lượng chất khô cao, chống chịu tốt với bệnh mốc sương, chậm thoái hóa, thích ứng với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của vùng đồng bằng sông Hồng.
Bệnh ghẻ khoai lang (sphaceloma batatas) đang trở thành đối tượng gây bệnh chính, phân bố ở hầu hết những vùng trồng khoai, làm ảnh hưởng đến năng suất củ.
Giống khoai tây KT2 do Trung tâm Nghiên cứu cây có củ - Viện Cây lương thực - cây thực phẩm chọn tạo. Qua SX diện rộng tại tỉnh Hà Nam, chúng tôi có một số kinh nghiệm thâm canh giới thiệu để bạn đọc tham khảo: