Lúa Trời Ngắc Ngoải!

Sau Tết Nguyên đán đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không có mưa, cộng với trời nắng nóng kéo dài đã khiến hàng trăm ha lúa trời thiếu nước nghiêm trọng.
Trong mấy ngày tới nếu trời không đổ mưa, hàng trăm ha lúa sẽ chết cháy.
Ông Trần Văn Tờ ở xã Bình Sơn, huyện Hiệp Đức có 5 sào lúa, đang héo quắt, ruộng nứt nẻ. Để cứu lúa, trong mấy ngày qua ông huy động tổng lực con cái trong gia đình nạo vét, đào mương dẫn được nước từ trong núi ra cứu lúa. Sau 3 ngày đã có được ít nước chảy về, ông Tờ kéo dây điện dùng máy bơm lên ruộng.
Theo ông Tờ, vụ đông xuân (ĐX) năm trước, 5 sào lúa này có nguồn nước tự chảy trong núi ra cung cấp đủ cả vụ. Nhưng năm nay từ sau Tết trời không mưa nên nguồn nước cạn kiệt. Nước tự chảy không còn đã đành, nước từ hồ, khe suối gần khu vực ruộng đều trơ đáy.
Ruộng lúa nứt nẻ đút lọt thỏm ngón tay. Tôi hỏi ông: Sao bác không dùng máy công suất lớn bơm cho nhanh đầy ruộng, chứ máy này bơm lúc nào mới đủ nước cho lúa? Ông Tờ buồn bã: “Lấy đâu ra nước mà dùng máy công suất lớn bơm chú ơi! Để có từng này nước tôi phải xin những hộ dân có ruộng ở phía trên nhường nước chảy xuống mới có. Từng ni nước chắc bơm lên chỉ thấm đất thôi, cứu được ngày nào hay ngày đó”.
Biết là không có nước đủ cho 5 năm sào lúa nhưng ông Tờ vẫn cố bơm. Ông cho rằng, còn nước thì còn tát, chứ nhìn thấy lúa chết sao đành. Cánh đồng cho năng suất bình quân 1,3 tạ/sào, tính ra hơn 7 tạ lúa cung cấp lương thực cho gia đình trong năm nay dễ bị mất trắng. Nếu trong mấy ngày tới trời không mưa chắc chắn lúa sẽ cháy hết.
Cạnh ruộng nhà ông Tờ là đám ruộng ông Trần Viết Long, có 6 sào thì hơn 3 sào đã bị khô héo. Giai đoạn này lúa bắt đầu làm đòng nhưng không có nước. Ông nhìn 6 sào lúa hết cách cứu chữa, chỉ còn biết cầu trời đổ mưa.
Theo ông Phạm Sĩ Đoàn, Phó phòng NN-PTNT huyện Hiệp Đức, tính đến thời điểm này trên địa bàn huyện có hơn 200 ha lúa trời có nguy cơ chết cháy.
Chẳng khác Hiệp Đức, tại huyện Thăng Bình, hàng trăm ha lúa trời cũng đang chờ chết. Đứng giữa ruộng, nắng như đổ lửa, ông Nguyễn Đình Tuấn ở xã Bình Định Nam nhìn 4 sào lúa vàng bắt đầu khô héo ngao ngán: “Năm ni lạ lắm, mới thời điểm này mà nắng nóng kéo dài kèm theo trời không có mưa. Ao hồ, khe suối hết sạch nước, lúa bắt đầu làm đòng mà ruộng khô nứt nẻ, lá vàng và lụi dần”.
Ở huyện Quế Sơn, có hơn 400 ha lúa bước vào giai đoạn trổ đòng bị thiếu nước tưới nghiêm trọng, nếu trời không mưa sẽ mất trắng hoàn toàn.
CHUYỂN ĐỔI CHẬM
Ông Lê Muộn, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết: Vụ ĐX diện tích lúa trời tỉnh Quảng Nam gieo cấy khoảng 5.000 ha.
Hiện có gần 1.000 ha bị thiếu nước nghiêm trọng, tập trung ở các huyện Phước Sơn, Hiệp Đức, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành…
Trong 5 năm qua, Sở NN-PTNT đã vận động bà con chuyển đổi canh tác sang trồng sắn, ngô, đậu, lạc… tuy nhiên người dân mới chuyển đổi được khoảng 2.000 ha, còn lại bà con không chịu thực hiện.
Related news

Ngày 7-6 vừa qua, sản phẩm trứng gà Omega 3 của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển chăn nuôi gia công - Tập đoàn DABACO là đại diện duy nhất của Bắc Ninh được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tiêu biểu năm 2014. Chứng nhận này là động lực, cơ hội để đưa nông sản có giá trị của Bắc Ninh tiếp cận những thị trường rộng lớn hơn.

Ô nhiễm môi trường cùng với tác động của các biện pháp đánh bắt hủy diệt như dùng lưới mắt nhỏ, kích điện, chất nổ... đang làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản (NLTS) của Hà Nội cũng như các địa phương khác.

Xuất khẩu thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,9 tỷ USD, gấp gần ba lần kim ngạch xuất khẩu gạo, gấp hơn hai lần kim ngạch xuất khẩu cà-phê. Tuy nhiên, ngành thủy sản đang đối mặt nhiều thách thức trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.

Từ một làng chài nghèo, hơn 2/3 hộ dân không có đất phải đi ở đỗ (ở nhờ trên đất người khác). Nhưng bây giờ, Phước Lý (phường Xuân Yên, TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) có hàng trăm hộ cầm bạc tỉ trong tay, nhiều nhà cao tầng mọc lên với nhiều ô tô, xe máy… Có được sự đổi đời này là nhờ con tôm hùm!

Không chỉ có bà con trồng lúa mà các hộ làm kinh tế nông nghiệp khác cũng đang bắt đầu có những thay đổi từ tư duy đến cách làm để phù hợp với xu hướng phát triển mới.