Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Bị Úa Vàng Do Đâu?
Sau thời gian bị bỏ quên, trước tình trạng tôm nuôi chết kéo dài, giá cả sụt giảm, nhiều nhà nông quyết tâm gieo cấy 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm. Gieo cấy lúa vụ này vốn đầu tư thấp: không tốn tiền cày bừa, ít tốn tiền mua phân bón và thuốc trừ sâu.
Thế nên đi từ U Minh đến Thới Bình, từ Cái Nước đến Trần Văn Thời, từ Đầm Dơi đến Phú Tân, đâu đâu cũng thấy nhà nhà gieo mạ, người người dọn đầm tôm để cấy lúa. Năm 2008, tỉnh Cà Mau đặt kế họach gieo cấy 26.000 ha lúa trên đất nuôi tôm, nhưng đến nay diện tích xuống giống đã lên đến 42.500 ha.
Ông Trần Văn Bửu ở ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh trồng lúa trên đât nuôi tôm từ nhiều năm nay. Ông canh tác trên đất rừng tràm. Dù năng suất không cao, nhưng được cái chi phí thấp, do không phải bón phân và phòng trừ sâu bệnh. Năm nay, lúa tự nhiên úa vàng như “lúa đứng cái”.
Ông Lê Quốc Khanh, cũng ở ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh là người mới trồng lúa năm đầu. Lúa của anh cũng bị vàng, nhưng chỉ vàng những lá già. Thời gian trước, có cả loại sâu ăn trắng lá lúa. Nghe đài báo nói không cần diệt sâu khi lúa dưới 40 ngày tuổi, vả lại số lá bị phá hại ít, nên ông chưa phun thuốc để phòng trừ. Hiện nay lá lúa già vẫn tiếp tục bị vàng, có bụi đã mọc lên lá non, nhưng lác đác có bụi bị chết từng tép lúa. Ông Khanh nghĩ rằng lúa nhà mình bị bệnh đạo ôn.
Kỹ sư Lê Văn Út, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện U Minh cho biết: “Hiện tượng lúa bị vàng lá là do xì phèn và thiếu phân. Nên bón phân lân và urê, cây lúa sẽ xanh tốt trở lại”.
Việc trồng lúa trên đất nuôi tôm, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, vừa giúp người nông dân có thêm thu nhập và có lợi cho môi trường nuôi tôm. Hy vọng rằng nhà nông tỉnh Cà Mau sẽ khắc phục khó khăn, không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, thâm canh đúng mức để sản xuất thắng lợi 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2008.
Related news
Sâu phao chỉ hại trên ruộng lúa nước, không hại trên ruộng lúa cạn. Ruộng lúa bị hại nặng có màu hơi trắng vì đầu ngọn lá bị sâu hại. Sâu non của sâu phao thường ăn vào ban đêm, nhưng vào những ngày mưa phùn, râm mát chúng có thể phá cả ngày. Sâu non gặm mô diệp lục của lá, ăn khuyết từng miếng nhỏ, chỉ để lại một lớp biểu bì mỏng
Bệnh lem lép hạt lúa hiện nay trở nên phổ biến trên ở các vùng trồng lúa ở nước ta, có xu hướng gia tăng về diện tích lẫn mức độ tác hại; mùa vụ nào chân ruộng nào cũng có bệnh, chưa có giống lúa nào chống chịu được bệnh. Lem lép hạt lúa là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen; từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu...
Bệnh lúa von là loại bệnh do loài nấm Fusarium moniliforme Shel gây nên do nguyên nhân truyền nhiễm hoặc lây nhiễm. Nấm bệnh có thể phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 10-37oC (thích hợp nhất ở điều kiện 24-32oC), ẩm độ cao và ánh sáng yếu. Trên đồng ruộng, bào tử phân sinh có thể tồn tại và sống trong đất từ 4-6 tháng
Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ có màu trắng, sau chuyển màu nâu, gần nở màu đen. Trứng đẻ thành ổ xếp dạng vảy cá ở mặt trên phiến lá hoặc bẹ lá (trên bẹ lá chiếm 80%). Sâu non đẫy sức có màu nâu nhạt, trên thân có 5 vạch dọc màu nâu xẫm. màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Móc bàn chân bụng có 51-56 cái xếp thành hình tròn
Đất phèn, đất chua phèn hay đất chua là các thuật ngữ khác nhau để chỉ loại đất có độ pH thấp, thường là từ 5,5 trở xuống. Có khi pH chỉ còn 3 hoặc 2. Thủ phạm chủ yếu trong đất phèn là nhôm (Al) và Sắt (Fe).