Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi ích lớn

Lợi ích lớn
Publish date: Tuesday. October 20th, 2015

Thực hiện Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP), hai năm qua, toàn huyện đã xây dựng, lắp đặt được 690 bể biogas.

Các công trình không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng khí làm chất đốt mà còn tận dụng được nguồn nước thải tưới bón cho cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế.

Bà Nguyễn Thị Mai, xóm Yên Thành, xã Cẩm Yên cho biết, từ trước đến nay, gia đình bà thường xuyên nuôi 20 con lợn trong khuôn viên vườn nhà.

Do không xử lý được chất thải nên mùi phân lợn xông sang cả các nhà sống xung quanh; bà con hàng xóm nhiều lần đã phản ánh do không chịu được mùi hôi thối.

“Khi được dự án hỗ trợ, gia đình tôi đã lập tức xây dựng bể biogas.

Nhờ có khí thải từ công trình này mà gia đình sử dụng đun nấu thoải mái, hàng xóm không còn phàn nàn gì nữa.

Nguồn nước thải từ bể khí được dùng để tưới cho 2 sào (1.000 m2) ngò tàu.

Sử dụng nguồn nước thải này tưới cho cây cây trồng rất tốt, không cần phải bón thêm bất kỳ loại phân hữu cơ hay phân hóa học nào nữa mà cây ngò vẫn tươi tốt, không bị cháy, lụi như trước, vòng đời dài hơn, năng suất cao, lá to, xanh mướt mát nên bán nhanh và rất được giá”.

Do đất được bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ nguồn nước bể khí, ngoài diện tích ngò tàu bên dưới, đến mùa nắng, bà Mai còn trồng thêm mướp đắng vừa tạo bóng mát cho cây ngò vừa tăng thêm nguồn thu.

Mỗi năm, từ 2 sào ngò tàu, mướp đắng gia đình bà thu về bình quân trên dưới 100 triệu đồng.

"Thực tế cho thấy, năng suất sản lượng của cây trồng khi được sử dụng nước thải từ bể biogas tăng 15 - 20%, trong khi chi phí đầu tư giảm đáng kể.

Vì vậy, sử dụng bể biogas trong chăn nuôi đã và sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nhà nông”, ông Khôi khẳng định.

Chi phí đầu tư hầu như không mất gì ngoài giống và công làm lại giảm được tiền mua khí gas đun nấu thức ăn cho người và lợn khoảng 4 triệu đồng/năm; phân bón hóa học dùng để bón cho ngò tàu 2 - 3 triệu đồng/năm.

Trên địa bàn xã Cẩm Yên hiện có 262 hộ có công trình xử lý chất thải bằng bể khí biogas, riêng xóm Yên Thành có 40 bể (chiến trên 60% số hộ chăn nuôi). 

Nhờ có công trình này, người dân càng mạnh dạn đầu tư để phát triển chăn nuôi nông hộ, tăng thu nhập cho gia đình.

Toàn xã hiện có 34 gia trại nuôi từ 30 con lợn trở lên, các hộ có nhu cầu lớn về xây dựng, lắp đặt bể biogas.

Ông Hà Huy Khôi, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Cẩm Xuyên cho rằng, nước thải từ bể biogas rất tốt cho cây trồng.

Các loại vi khuẩn có hại, trứng sâu, giun, sán đã bị tiêu diệt hết trong môi trường yếm khí, thiếu oxy; chất hữu cơ đã được phân hủy hoàn toàn.

 Vì vậy, sử dụng nước thải từ bể khí để tưới cho cây trồng là rất tốt, vừa giảm được lượng phân hóa học bón cho cây vừa giảm được sâu bệnh gây hại lại đảm bảo ATVSTP.

Hiện nay, tại Cẩm Xuyên, việc sử dụng nước thải từ bể biogas tưới cho cây trồng đã tương đối phổ biến.

Đó là các mô hình hiện cho năng suất cao như 2 ha màu ở xóm Na Lý (Cẩm Bình); 3 ha màu, ngò ở Cẩm Yên; 5 ha lúa tại Cẩm Thắng.


Related news

Sâu đục thân mình trắng tàn phá vườn cà phê Sâu đục thân mình trắng tàn phá vườn cà phê

Theo số liệu thống kê sơ bộ Trung tâm Nông nghiệp TP.Đà Lạt, hiện nay tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) có hơn 1.100ha cà phê chè catimor bị sâu đục thân tấn công gây hại.

Saturday. July 18th, 2015
Rùa bò trên đất lúa chuyển đổi Rùa bò trên đất lúa chuyển đổi

Một trong những giải pháp quyết định trong việc triển khai tái cơ cấu nông nghiệp, là chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây màu có thị trường hơn. Song theo thống kê của Bộ NNPTNT, hiện diện tích chuyển đổi còn rất chậm, chất lượng chuyển đổi chưa cao.

Saturday. July 18th, 2015
Trồng tiêu ở đất Bình Quế Trồng tiêu ở đất Bình Quế

Với điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp với cây tiêu nên thời gian gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn xã Bình Quế (Thăng Bình) đã mạnh dạn đầu tư để phát triển loại cây này, tạo hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Saturday. July 18th, 2015
Triển vọng từ mô hình nuôi cá tầm ở Sơn Tây Triển vọng từ mô hình nuôi cá tầm ở Sơn Tây

Cách đây 8 tháng, con cá tầm- loại cá có giá trị kinh tế cao đã chính thức được thả nuôi thí điểm ở huyện miền núi Sơn Tây. Thấp thỏm, lo lâu, hồi hộp từng ngày và giờ thì các cán bộ khuyến nông Sơn Tây đã có thể thở phào nhẹ nhõm với sự thành công ngoài mong đợi. Kết quả này đã mở ra nhiều triển vọng về hướng đi mới cho công tác giảm nghèo ở huyện miền núi này.

Saturday. July 18th, 2015
Nhiều cây mắc ca ra quả rất kém Nhiều cây mắc ca ra quả rất kém

Có những cây người dân trồng thu được không quá 3kg quả/cây/vụ. Trong khi đó, cây mắc ca khi ra bói phải thu 3kg và sau đó thu được từ 15kg quả/cây/vụ mới đạt.

Saturday. July 18th, 2015