Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lo Vụ Tôm Mới

Lo Vụ Tôm Mới
Publish date: Thursday. January 22nd, 2015

Bước vào vụ 2015, người nuôi tôm ở Bình Định phải đối mặt với bệnh đốm trắng đang có chiều hướng gia tăng.

Nếu không tuân thủ những khuyến cáo của ngành chức năng, có thể mất “cả chì lẫn chài”...
Theo ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định, năm nay tỉnh này sẽ triển khai thả nuôi 2.200 ha diện tích ao tôm. Trong đó, có khoảng 520 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT), số còn lại là nuôi tôm sú xen với các loại thủy sản khác.
Theo lịch thời vụ do ngành nông nghiệp tỉnh ban hành, vụ nuôi tôm đầu năm 2015 sẽ chính thức thả giống vào đầu tháng 2 dương lịch. Từ ngày 1/2, các vùng nuôi tôm trên cát ở các xã Cát Hải, Cát Khánh (Phù Cát); Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức, Mỹ Thành (Phù Mỹ) sẽ bắt đầu thả giống.
Với các vùng nuôi cao triều, cơ sở hạ tầng nuôi tốt gồm các xã khu Đông huyện Hoài Nhơn như Hoài Mỹ, Hoài Hải, Hoài Hương, Tam Quan Nam, Tam Quan, Tam Quan Bắc, Hoài Châu Bắc; khu vực nuôi tôm thôn Đông Điền, xã Phước Thắng (Tuy Phước) sẽ bắt đầu thả giống từ ngày 15/2.
Đối với vùng trung hạ triều, điều kiện cơ sở hạ tầng không đảm bảo nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, thời gian thả giống bắt đầu từ 1/3; những diện tích này sẽ nuôi tôm sú hoặc TTCT xen cá, cua… theo phương thức đánh tỉa, thả bù.
Để hạn chế dịch bệnh nhằm an toàn cho vụ nuôi mới, ngay từ đầu tháng 1, ngành nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn lịch thời vụ nuôi tôm, cải tạo hồ nuôi, chuẩn bị nguồn tôm giống…
Chi cục Nuôi trồng thủy sản cũng đã phối hợp với Chi cục Thú y kiểm tra tôm giống tại các đơn vị SX trên địa bàn, yêu cầu chủ cơ sở phải kiểm dịch tôm giống nghiêm ngặt trước khi xuất bán; khuyến cáo người nuôi nên chọn mua con giống chất lượng tốt tại các cơ sở SX tôm giống có uy tín.
Đồng thời tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh các loại vật tư thủy sản, kịp thời phát hiện, xử lý các cơ sở SXKD không đảm bảo chất lượng.
Lịch thời vụ đưa ra là vậy, nhưng vẫn còn nhiều hộ nuôi không tuân thủ, “xé rào” thả giống sớm. “Nguyên nhân người nuôi thả giống sớm là để có thu hoạch sớm, bán tôm được giá cao hơn”, ông Tâm giải thích.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu người nuôi không tuân thủ đúng lịch thời vụ, thả tôm sớm thường xảy ra dịch bệnh do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi.
Một mối lo khác Bình Định đang phải đối mặt là việc phát triển nuôi TTCT tự phát tại một số địa phương. Nếu vấn đề này không được quản lý tốt sẽ phá vỡ quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường khiến bùng phát dịch bệnh.
Ông Võ Đình Tâm cho biết, vùng bãi biển ven tỉnh lộ 639 dù thiếu hệ thống ao xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước nhưng vẫn ồ ạt phát triển nuôi TTCT gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng dẫn dịch bệnh đến với con tôm.
Tại một số vùng nuôi ở các huyện Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Phù Cát nhiều hộ đã tự ý san ủi, xây dựng ao nuôi tự phát trong vườn nhà.
Việc khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm tại chỗ phục vụ nuôi tôm với khối lượng lớn gây nhiễm mặn tầng nước ngọt, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân trong vùng.
“Ngành chức năng đã khuyến cáo nông dân không nên phát triển nuôi tôm một cách tự phát, có thể một vài vụ nuôi đầu đạt năng suất cao, nhưng càng về sau nguy cơ thất bại càng lớn do môi trường nuôi bị ô nhiễm.
Để phát triển bền vững nghề nuôi TTCT, chỉ nên nuôi tôm ở những nơi đã được ngành chức năng quy hoạch, có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, có nguồn cung cấp nước ngọt đầy đủ”, ông Tâm nói.
Theo khuyến cáo của Chi cục NTTS, để nuôi tôm đạt hiệu quả, trên hết, người nuôi phải thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp nuôi đồng bộ, thực hiện đúng lịch thời vụ quy định. Cần xây dựng, duy trì các tổ nuôi tôm cộng đồng ở các vùng nuôi tôm nhằm tăng cường sự hỗ trợ trong SX, cùng nhau phát hiện sớm dịch bệnh tôm để dập tắt kịp thời; chọn mua tôm giống đạt chất lượng, và phải kiểm dịch tôm giống trước khi thả nuôi.
Các vùng nuôi TTCT năm trước bị dịch bệnh, năm nay nên chuyển sang nuôi tôm sú xen với các đối tượng thủy sản khác.
“Về mật độ nuôi, tùy theo điều kiện cụ thể từng vùng, điều chỉnh phù hợp và nằm trong khung mật độ hướng dẫn của lịch thời vụ. Trước khi thả nuôi thương phẩm, nên ương tôm từ 20 - 30 ngày. TTCT ương từ cỡ giống P12; tôm sú ương từ cỡ giống P15.
Theo dõi chặt kết quả phân tích mẫu quan trắc môi trường tại từng vùng nuôi để có sự điều chỉnh về kỹ thuật nuôi cần thiết. Hiện nay, bệnh chết sớm trên tôm có chiều hướng giảm nhưng bệnh đốm trắng lại có xu thế gia tăng, người nuôi cần lưu ý và có giải pháp đề phòng dịch bệnh xảy ra”, ông Võ Đình Tâm.


Related news

Vải Thiều Trên Cao Nguyên Vải Thiều Trên Cao Nguyên

Từ TP Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk), chúng tôi vượt qua 52 km đường nhựa, chạy về hướng đi Nha Trang quanh co đồi núi uốn lượn. Được chỉ dẫn tận tình của bà con, chúng tôi đến ngôi nhà ba tầng của hộ trồng vải đầu tiên ở xã Ea Kaly, huyện Krông Păk.

Saturday. June 29th, 2013
Triển Khai Dự Án Nuôi Cá Và Tôm Càng Xanh Trên Ruộng Lúa Triển Khai Dự Án Nuôi Cá Và Tôm Càng Xanh Trên Ruộng Lúa

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang vừa triển khai dự án nuôi cá và tôm càng xanh trên ruộng lúa cho 5 hộ dân ở xã Trường Long Tây, Trường Long A và thị trấn Bảy Ngàn. Trong đó, có 2 hộ nuôi tôm càng xanh và 3 hộ nuôi cá ruộng với tổng kinh phí thực hiện gần 200 triệu đồng.

Saturday. July 20th, 2013
Khẩn Trương Thu Hoạch Nghêu Để Hạn Chế Thiệt Hại Ở Bến Tre Khẩn Trương Thu Hoạch Nghêu Để Hạn Chế Thiệt Hại Ở Bến Tre

Ông Phan Chánh Thi, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bến Tre cho biết, từ đầu tháng 3 đến nay, do nắng nóng và độ mặn tăng cao, tại 8 HTX thủy sản trong tỉnh đã xảy ra tình trạng nghêu chết. Tính đến nay, tổng lượng nghêu thiệt hại gần 350 tấn. Nghêu chết tập trung nhiều tại hai HTX Đồng Tâm (xã Thừa Đức, Bình Đại) và HTX An Thủy (xã An Thủy, Ba Tri).

Friday. March 29th, 2013
Nông Dân Chưa “Mặn Mà” Với Mô Hình Nhân Nuôi Nấm Xanh Nông Dân Chưa “Mặn Mà” Với Mô Hình Nhân Nuôi Nấm Xanh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, dù tích cực triển khai nhưng nông dân vẫn chưa “mặn mà” với mô hình nuôi nấm xanh. Nguyên nhân do hiệu lực trừ rầy nâu của nấm chậm.

Saturday. July 20th, 2013
Cá Ngừ Đại Dương Giảm Giá Mạnh, Ngư Dân Gặp Khó Ở Khánh Hòa Cá Ngừ Đại Dương Giảm Giá Mạnh, Ngư Dân Gặp Khó Ở Khánh Hòa

Hiện nay, giá cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa chỉ còn 55 nghìn đồng/kg, thấp nhất từ trước đến nay. Cơn “bão giá” này khiến ngư dân hết sức khó khăn...

Saturday. March 30th, 2013