Lập Nghiệp Từ Cây Bưởi Diễn
Trong khi nhiều thanh niên vùng cao chọn cách làm ăn xa quê hương thì anh Thăng Văn Mạnh dân tộc Sán Dìu ở thôn Trại Muối xã Giáp Sơn huyện Lục Ngạn lại chọn cách lập nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương. Và cách làm giàu của anh đó chính là phát triển kinh tế từ cây bưởi Diễn.
Dưới cái rét đậm của mùa đông, được sự giới thiệu của huyện đoàn Lục Ngạn, chúng tôi tới thăm gia đình anh Thăng Văn Mạnh. Mới tới cổng vườn bưởi Diễn sai trĩu quả đã thu hút ngay vào tầm mắt. Anh Mạnh trông trẻ hơn so với tuổi 24 của mình.Thấy chúng tôi anh Mạnh phấn khởi khoe: “ Vườn bưởi này của đã có mấy người đến đặt mua tại vườn với giá 35 nghìn đồng/quả nhưng mà tôi vẫn chưa đống ý bán, vì gần tết giá bưởi còn tăng cao nữa.” Sinh ra trong một gia đình có tới 9 anh em, gia đình kinh tế khó khăn nên học hết cấp 3 anh Mạnh không đi học tiếp mà đã tình nguyện lên đường nhập ngũ.
Cũng chính trong thời gian này đã rèn luyện cho anh đức tính cần cù, chịu khó. Đầu năm sau 2009 sau khi xuất ngũ trở về quê hương, anh đã suy nghĩ làm gì để lập nghiệp và nuôi dưỡng bố mẹ già. Trong khi nhiều thanh niên đã chọn cách đi lên thành phố làm ăn kinh tế thì anh lại quyết định lập nghiệp tại quê nhà.
Anh tâm sự: làm kinh tế tại quê hương có anh em họ hàng giúp đỡ, lại chăm sóc được bố mẹ già. Tận dụng đất đai quê hương rộng anh Mạnh đã nghĩ ngay đến việc trồng cây ăn quả. Sẵn có cây vải thiều, anh Mạnh cải tạo, ghép thêm các giống vải sớm, vải an toàn…Bên cạnh đó anh cũng đi nhiều nơi trong huyện Lục Ngạn thấy bà con trồng cây bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế cao nên anh đã mạnh dạn phá bỏ một số diện tích vải trên cao không hiệu quả để đầu tư trồng gần 100 cây bưởi Diễn.
Sau hơn 2 năm đến nay các cây bưởi sinh trưởng, phát triển tốt và bắt đầu cho quả. Năm nay anh Mạnh ước chừng sẽ thu được khoảng trên 2000 quả, với giá bán từ 35- 40 nghìn đồng/quả, trừ chi phí cũng cho lãi hơn 70 triệu đồng. Anh Mạnh cho biết: Do cây còn nhỏ nên anh mỗi cây anh chỉ để từ 25-30 quả. Một vài năm tới khi cây to hơn thì mỗi cây có thể cho 40-50 quả. Cây bưởi Diễn dễ trồng, dễ chăm sóc, ăn có vị ngọt thơm thường được dùng để thờ tết nên được thị trường ưa chuộng, đầu ra dễ dàng. Trước tết khoảng 1-2 tháng rất nhiều thương nhân đã đến đặt mua và trả tiền trước tại vườn.
Bước đầu mô hình trồng bưởi Diễn của anh Mạnh đã thành công và được nhiều thanh niên trong xã, huyện đến thăm quan, học hỏi. Bên cạnh trồng bưởi Diễn, anh Mạnh cũng tận dụng những mảnh vườn ở cạnh bờ ao để trồng đu đủ và táo Đài Loan. Hàng năm tổng thu từ vải thiều, bưởi Diễn, táo và đu đủ anh cũng có khoảng 120 triệu đồng. Vừa qua, anh cũng vinh dự được là một trong 20 thanh niên DTTS tiêu biểu về phát triển kinh tế năm 2010 được tỉnh đoàn Bắc Giang tuyên dương và khen thưởng.
Related news
Những năm qua, xã Hoằng Đông (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, điển hình như mô hình ớt xuất khẩu trồng 2 vụ/năm.
“Không có vốn, nông dân nỗ lực đến mấy cũng đành bó tay. Vùng tôm này ra đời đã hàng chục năm, song mới thực sự khởi sắc dăm ba năm trở lại đây, khi Phòng Giao dịch Hòa Sơn thuộc Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hòa Vang (Đà Nẵng) giải ngân cho vay số tiền lớn”, ông Mai Phước Binh, Chi hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp nuôi tôm nước lợ thôn Trường Định, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang), tổ trưởng tổ vay vốn cho biết.
Lực lượng Kiểm ngư cùng các lực lượng chức năng khác luôn túc trực và sẵn sàng hỗ trợ cho ngư dân hoạt động trên các ngư trường thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Là công nhân cơ khí tại Nhà máy Z195, với đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống, anh Trịnh Hồng Hiền ở xã Hợp Châu (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) đã nuôi ý định làm giàu trên chính mảnh đất ông cha để lại.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến ngày 9/5, trên địa bàn tỉnh có 49,3 ha tôm nuôi bị chết, do bệnh môi trường và đốm trắng; làm chết khoảng 8 triệu con tôm giống, thả nuôi từ 40-50 ngày tuổi.