Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làng Hoa Tất Bật Trồng... Rau

Làng Hoa Tất Bật Trồng... Rau
Publish date: Tuesday. January 7th, 2014

Không thể khôi phục lại hoa để phục vụ Tết, bà con nông dân ở làng hoa Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) chuyển sang trồng rau màu để chuẩn bị phục vụ Tết và tạo nguồn thu nhập.

Sau khi nhổ bỏ những cây hoa cúc bị hư hại do lũ, không đành lòng bỏ hoang chậu trồng hoa, các hộ gia đình ở xã Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ…chuyển đổi sang cây hoa màu để vớt vát lại chi phí phân bón đã đổ vào mỗi chậu hoa.

Mất trắng 3.000 chậu hoa cúc sắp đến kỳ kết nụ, ông Phạm Phổ gắng gạt đi nỗi buồn để đầu tư thêm chi phí trồng ớt. Vì mỗi chậu hoa đã được ông bỏ công vun xới và đầu tư rất nhiều phân bón, nên ông Phổ chỉ tiêu tốn một ít để mua cây giống. Theo tính toán của ông Phổ, ớt chỉ khoảng 2 tháng là cho thu hoạch. Đấy cũng là thời điểm Tết Nguyên đán nên sẽ ớt sẽ dễ tiêu thụ được với giá cao.

Dọc các thôn Hải Môn, Đồng Viên, xã Nghĩa Hiệp, chỉ có rất ít gia đình khôi phục lại được hoa cúc để bán Tết, còn lại tất cả đều chuyển sang trồng rau. Trên đồng ruộng, bà con nông dân đang tất bật làm giàn tre, lên luống đất và phủ bạt để trồng hoa màu ngắn ngày.

Khổ qua, bí đao, cà tím…là những loại cây trồng ngắn ngày được bà con nông dân ưa chuộng. Vừa trắng tay sau lũ, lại phải bỏ chi phí đầu tư mua lưới giăng, tre để làm giàn và bạt ni lông… khiến nhiều nông dân phải vay mượn mới có vốn đầu tư sản xuất.

Trên ruộng hoa, ông Hồ Sốt vừa chăm chút những chậu tần ô của mình vừa thở dài nói: “500 chậu cúc nếu bán cũng được 50 - 60 triệu đồng. Giờ chuyển đổi thành 500 chậu tần ô, bỏ công chăm sóc vậy đó, chứ nếu bán, cao giá lắm cũng chỉ 300 nghìn đồng. Nhưng được đồng nào thì mừng đồng đó!” .

Tuy đã linh hoạt chuyển đổi cây trồng nhưng nhiều bà con nông dân vẫn trăn trở vì không biết tìm đâu ra chi phí để trang trải cho Tết. Ông Nguyễn Vương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Hiệp cho biết: “Bước vào vụ hoa năm nay, nông dân xã Nghĩa Hiệp trồng được 120 ngàn chậu hoa cúc để bán trong dịp Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, trong trận lũ vừa qua, toàn xã có khoảng 95 ngàn chậu hoa cúc bị hư hại. Hiện tại, 70% số hộ gia đình có diện tích hoa bị hư hại đã tận dụng diện tích đất trống, chuyển sang trồng cây ngắn ngày như tần ô, bí đao, ớt… để kiếm thêm thu nhập, trang trải cho những ngày giáp Tết”.


Related news

Mô hình nuôi cá mú đạt hiệu quả Mô hình nuôi cá mú đạt hiệu quả

Trong nhiều năm trở lại đây, do nguồn nước bị ô nhiễm làm cho tôm bị thiệt hại nặng, nên nhiều nông dân tại khu vực chợ Bến, An Thạnh (xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đã chuyển sang nuôi cá mú.

Saturday. October 24th, 2015
Thả một cá thể rùa nặng 35kg ra biển Thả một cá thể rùa nặng 35kg ra biển

Đây là chú rùa biển thứ 3 được cứu hộ trong năm 2015.

Saturday. October 24th, 2015
Tôm hùm rớt giá, người nuôi lao đao Tôm hùm rớt giá, người nuôi lao đao

Tại Lý Sơn, Quảng Ngãi, nhiều hộ nuôi tôm hùm đứng ngồi không yên khi giá tôm hùm rớt thảm hại, giảm 700.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Họ liên tục bị tư thương ép giá.

Saturday. October 24th, 2015
Cá rô phi xuất hiện dày ở đầm Ô Loan Cá rô phi xuất hiện dày ở đầm Ô Loan

Hiện nay, cá rô phi xuất hiện dày ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Đây là hiện tượng lạ vì Ô Loan là đầm nước lợ, còn cá rô phi sống thích nghi ở môi trường nước ngọt. Người dân lo ngại loại cá này có thể ăn các loại cá, tôm bản địa.

Saturday. October 24th, 2015
 Chăn nuôi bò sữa lối đi hẹp người chăn nuôi gặp khó Chăn nuôi bò sữa lối đi hẹp người chăn nuôi gặp khó

Đã từng có thời điểm, chăn nuôi bò sữa trở thành phong trào nở rộ ở nhiều địa phương, nhiều nhất phải kể đến các huyện Đức Hòa, Bến Lức và TP.Tân An, sau đó phát triển thêm ở các huyện Tân Trụ, Thủ Thừa... Và, tiềm năng phát triển đàn bò sữa ở Long An vẫn còn. Nhưng…

Saturday. October 24th, 2015