Làm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Vịt, Thả Cá

Mong muốn làm kinh tế tại quê hương, nên ngay khi địa phương có chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, gia đình chị Phạm Thị Loan (xã Ngô Quyền, Tiên Lữ) đã hăng hái tham gia. Từ khoảng 2 mẫu đất ruộng, gia đình chị Loan đã cải tạo thành vườn, ao và một số dãy chuồng trại chăn nuôi.
Lúc đầu, gia đình chị đầu tư vào chăn nuôi lợn thịt, nhưng sau một vài lứa gặp khó khăn do giá cả, dịch bệnh không đem lại hiệu quả kinh tế, gia đình chị gặp không ít khó khăn. Song với quyết tâm làm giàu, không nản chí, vợ chồng chị trăn trở suy nghĩ để có hướng đầu tư mới.
Nhận thấy chăn nuôi vịt đẻ vừa dễ làm lại quay vòng vốn nhanh, gia đình chị đã thử nuôi vài trăm con. Chỉ sau thời gian ngắn, đàn vịt đẻ đã đem lại thu nhập nhờ bán trứng. Để tận dụng nguồn thức ăn rơi vãi, phân chuồng, gia đình chị đào ao, thả một số loại cá như: mè, trôi, rô phi... Nguồn thức ăn từ đó được tận dụng triệt để, cá lớn nhanh mà vịt cũng có môi trường sống lý tưởng.
Chỉ sau vài năm, gia đình chị đã có thể tăng nhanh số lượng đàn vịt và đầu tư xây dựng lò ấp trứng để xuất bán trứng vịt lộn thương phẩm. Đến nay, sau hơn 5 năm cần cù lao động, chăm lo cho khu trang trại, gia đình chị Loan đã có đàn vịt đẻ hơn 1 nghìn con, một lò ấp quy mô và khu ao cá, vườn cây hàng năm đem lại nguồn thu ổn định hàng trăm triệu đồng.
Trung bình mỗi tháng, đàn vịt đẻ của gia đình chị cho hơn 3 vạn quả trứng lộn thương phẩm, với giá trứng từ 2 nghìn 500 đồng- 2 nghìn 700 đồng/quả bán buôn. Ngoài ra, cá trong ao cũng cho thu hoạch một năm vài lứa, nhờ đó nhanh chóng thu hồi được vốn, gia đình chị và có vốn đầu tư mở rộng chăn nuôi.
Chị Loan cho biết, bí quyết trong chăn nuôi của gia đình chị đơn giản là chọn loại thức ăn phù hợp cho vật nuôi, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và vệ sinh phòng dịch tốt. Nhiều gia đình ở địa phương thấy chị chăn nuôi hiệu quả đã tới học hỏi và được vợ chồng chị hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm. Hiện nay gia đình chị đang tiếp tục đầu tư nuôi thử nghiệm vài chục con cá sấu.
Với nguồn vốn đầu tư chủ động từ gia đình, lại có lợi thế về đất đai, chuồng trại nên mô hình đã được thực hiện khá thuận lợi. Việc chăn nuôi cá sấu có thể tận dụng được nhiều loại thức ăn sẵn có tại trang trại như: cá, vịt và trứng vịt loại... góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian tới.
Related news

Ngày 11-10, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức “Hội thảo phát triển nghề nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả, bền vững”.

Không giống như phần lớn nông dân chọn trồng cây cao su, điều, tiêu, gia đình anh Ngô Văn Ai ở ấp 6, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) lại chọn mô hình trồng xoài xen chanh bông tím mang lại hiệu quả cao gần chục năm nay.

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu các bệnh thường gặp ở lươn đồng giai đoạn giống, giai đoạn nuôi thương phẩm và các biện pháp phòng, trị bệnh”. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 886,5 triệu đồng, từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ.

Thấy hiệu quả từ việc nuôi heo rừng lai, hai anh em rể Nguyễn Văn Nhẫn và Vũ Ngọc Hùng (thôn 3, xã Tiên Lãnh, Tiên Phước - Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư mô hình này và bước đầu cho kết quả khả quan.

Vụ xuân 2012, xã Nghĩa Tân- vùng chuyên trồng lúa đặc sản của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã ứng dụng TBKT, mở rộng diện tích gieo sạ hàng. Đây là năm đầu tiên địa phương này tổ chức gieo sạ đại trà.