Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ trang trại nuôi tôm

Làm giàu từ trang trại nuôi tôm
Publish date: Tuesday. July 7th, 2015

Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở xã Nam Tiến (Nam Trực), những năm 1970, theo chủ trương của tỉnh về khai khẩn vùng đất mới, ông theo gia đình xuống xã Nam Điền (Nghĩa Hưng) để quai đê, lấn biển, xây dựng vùng kinh tế mới. Những năm tháng cùng cha mẹ, anh em và bà con các địa phương về miền đất mới xây dựng vùng kinh tế làm cho ông cảm thấy gắn bó với vùng đất Nam Điền - Rạng Đông.

Những ngày đầu cuộc sống của người dân vùng đất mới vô cùng khó khăn bởi vừa tăng gia sản xuất, quai đê lấn biển, tái tạo đất canh tác, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Người dân đã tập trung đầu tư, cải tạo đồng đất, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhưng phải đến những năm 2000 thì phong trào nuôi trồng thủy, hải sản theo quy mô lớn ở Nam Điền - Rạng Đông mới phát triển. Với kinh nghiệm nhiều năm đi biển, đánh bắt thủy, hải sản, ông nghĩ, nếu cứ đánh bắt mãi thì nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng sẽ cạn kiệt.

Năm 2006, ông quyết định lên bờ, đầu tư cải tạo ao đầm để nuôi thủy sản. Con nuôi đầu tiên ông lựa chọn là nuôi ngao, vạng ở vùng bãi bồi. Sau một thời gian nuôi ngao, vạng, có vốn, có thêm tích lũy ông đã chuyển sang nuôi tôm. Đến năm 2010, Thị trấn Rạng Đông đã khuyến khích các hộ nông dân đầu tư xây dựng và phát triển nuôi trồng thủy sản và tạo điều kiện cho các hộ dân đấu thầu các vùng ao, đầm… để phát triển kinh tế. Ông Minh là một trong số ít hộ ở xã ngoài đến đầu tư tại đây. Với diện tích đấu thầu trên 3ha, ông đã tập trung vốn để cải tạo. Do chăm sóc tốt, áp dụng quy trình nuôi theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nên sau một năm, tôm nuôi của ông đạt năng suất khá cao.

Năm 2012, ông thôi không nuôi tôm sú và chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, trong đó tập trung sâu vào khâu sản xuất giống để cung cấp cho thị trường. Ông Minh cho biết: nuôi tôm sú năng suất cao nhưng tôm sú là loại rất nhạy cảm với môi trường và thời tiết. Nuôi tôm thẻ chân trắng thì sức đề kháng bệnh tốt hơn nhưng do năm thả 3 vụ nên môi trường ao nuôi bị ô nhiễm hơn so với nuôi tôm sú. Vì vậy tôi phải áp dụng theo quy trình nuôi tôm trong ao trải bạt, kiên cố, bê tông hóa bờ ao, đầm.

Đầu tư nuôi tôm trong ao trải bạt chi phí cao hơn nuôi tôm trong ao đất nhưng hiệu quả đem lại cao hơn, tôm ít dịch bệnh, giảm bớt công cải tạo ao sau thu hoạch. Những năm đầu chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, gia đình ông cũng gặp rất nhiều khó khăn về môi trường, nguồn nước, thức ăn, vốn, thị trường tiêu thụ do thị hiếu người tiêu dùng chưa quan tâm đến con tôm thẻ chân trắng; nhất là khi dịch bệnh xảy ra chưa có thuốc đặc trị.

Nhưng do thường xuyên tìm hiểu và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào việc nuôi tôm, đặc biệt chú ý các biện pháp vệ sinh sạch sẽ để phòng dịch bệnh như cải tạo ao đầm, đảm bảo xử lý nguồn nước thật sạch… đến nay việc nuôi giống tôm này khá thuận lợi, tôm ít bệnh do sức kháng bệnh tốt, thị trường khá ổn định, giá thành phù hợp người tiêu dùng. Với diện tích 3ha tôm nuôi, doanh thu bình quân của gia đình đạt 3 - 5 tỷ đồng/năm, sau khi đã trừ chi phí cho thu nhập bình quân 1,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động và từ 15 - 20 lao động theo thời vụ với mức thu nhập từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng.

Không chỉ nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế làm giàu cho bản thân mà ông còn tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, là một hội viên nông dân gương mẫu, giúp đỡ và hỗ trợ cho 7 hộ nghèo vay vốn (mỗi hộ từ 10 - 15 triệu đồng, không tính lãi), truyền đạt kinh nghiệm làm ăn; đóng góp cho quỹ khuyến học mỗi năm từ 5 - 6 triệu đồng và tham gia nhiều hoạt động từ thiện xã hội khác của địa phương. Tại hội nghị biểu dương các điển hình nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh giai đoạn 2009 - 2014, ông đã được bình chọn nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương và được UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.


Related news

Tiêu được giá, nhưng lo dịch bệnh Tiêu được giá, nhưng lo dịch bệnh

Chưa bao giờ người trồng tiêu ở Nông trường 25.3, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) lại có một mùa tiêu được giá như năm nay. Và cũng nhờ cây tiêu mà nhiều hộ dân nơi đây đã có cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, trước tình trạng cây tiêu bị chết hàng loạt trong nhiều tháng qua đã khiến nông dân “đứng ngồi không yên”.

Friday. August 14th, 2015
Đồng Tháp tổ chức sản xuất, lấy liên kết sản xuất và tiêu thụ làm nhiệm vụ trọng tâm Đồng Tháp tổ chức sản xuất, lấy liên kết sản xuất và tiêu thụ làm nhiệm vụ trọng tâm

Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp triển khai xây dựng các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) với diện tích 86.630ha/524.262ha, chiếm 16,5% tổng diện tích sản xuất cả năm. Trong những tháng đầu năm 2015, tỉnh triển khai xây dựng 62.272ha cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong các cánh đồng liên kết giảm giá thành sản xuất lúa được từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 2 3 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).

Friday. August 14th, 2015
Cà Mau chuẩn bị vụ lúa trên đất nuôi tôm Cà Mau chuẩn bị vụ lúa trên đất nuôi tôm

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy gần 45.000 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết.

Friday. August 14th, 2015
Cân đối nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu Cân đối nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu

Cây chè được xem là cây trồng chủ lực không chỉ giúp nông dân Lâm Đồng xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, do nhiều nơi sản xuất vẫn còn tự phát, không theo quy hoạch, chưa tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với người sản xuất, nên hiện giá trị sản phẩm chè Lâm Đồng trên thương trường cạnh tranh trong và ngoài nước vẫn còn ở mức “khiêm tốn”.

Friday. August 14th, 2015
Giá dừa chạm mức thấp, người trồng lo lắng Giá dừa chạm mức thấp, người trồng lo lắng

Người trồng dừa lo lắng khi thương lái hỏi mua tại vườn với mức giá từ 26.000 - 30.000 đ/chục.

Friday. August 14th, 2015