Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nuôi Cá Rô Đồng

Làm Giàu Từ Nuôi Cá Rô Đồng
Publish date: Tuesday. October 8th, 2013

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn xã Chí Hòa (Hưng Hà - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình nuôi cá rô đồng của ông Bùi Văn Tài, thôn Vị Giang là một điển hình. Nhờ nuôi cá rô đồng mà đến nay gia đình ông Tài đã thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo đông anh em ở Chí Hòa, năm 1978 ông Tài lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự tại Binh chủng Thông tin (Quân Khu 3). Ðến năm 1983, ông phục viên trở về quê xây dựng gia đình và tập trung phát triển kinh tế. Ban đầu, gia đình ông chỉ trông vào mấy sào ruộng, cuộc sống bấp bênh. Thấy mình và những người nông dân khác vất vả mà vẫn nghèo, nhiều đêm ông trăn trở làm thế nào để thoát nghèo trên mảnh đất chiêm trũng này và cuối cùng ông cũng tìm ra hướng đi.

Năm 1994, ông đề nghị với UBND xã cho đấu thầu gần 2 ha đất ruộng trũng, cấy lúa kém hiệu quả để cải tạo, chuyển đổi sang xây dựng mô hình kinh tế VAC. Hai vợ chồng ông mất cả năm trời chung lưng đấu cật để cải tạo hơn 1 ha ruộng trũng đổ đất nâng cao mặt nền trồng các loại cây ăn quả như: cam, quýt, nhãn hương chi, tre Bát Ðộ lấy măng; hơn 3 sào đất trũng ông thuê người và máy móc đào ao thả các loại cá truyền thống như chép, trôi, mè, rô phi…

Trải qua bao khó khăn vất vả ban đầu, không nản lòng trước những thất bại, ông tiếp tục tìm kiếm tài liệu về các loại cây ăn quả và kỹ thuật chăn nuôi cá. Qua đó ông nhận thấy mô hình nuôi cá rô đồng rất phổ biến ở các tỉnh lân cận, dễ nuôi mà cho hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2005, ông đưa vào nuôi thử nghiệm trên diện tích 3 sào ao. Sau thời gian hơn 4 tháng, nuôi bằng thức ăn gạo, ngô nghiền trộn với thức ăn công nghiệp, mật độ nuôi 30 - 40 con/m2 ông Tài thu được hơn 5 tạ cá thịt, với giá bán tại ao cho các thương lái từ 80.000 - 90.000 đồng/kg, gia đình ông thu được trên 40 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí giống, thức ăn, ông còn lãi 20 triệu đồng. Ngoài ra, từ lứa cá này, ông Tài chọn được hàng trăm cặp cá bố mẹ để sinh sản, tự chủ động con giống cho những năm sau.

Tới năm 2009, khi kinh tế gia đình đã ổn định, ông tiếp tục cải tạo 7 sào đất đào ao thả cá, đưa tổng diện tích ao nuôi cá rô đồng của gia đình lên đến 1 mẫu. Nhờ chủ động được con giống khỏe mạnh, nắm vững kỹ thuật chăm sóc cá rô đồng nên hàng năm cho thu hoạch 4 tấn cá thịt, sau khi trừ các khoản chi phí lãi gần 200 triệu đồng.

Với gần 10 năm kinh nghiệm nuôi cá rô đồng, ông Tài cho biết: “Cá rô đồng là loài dễ nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nuôi cá rô đồng có thể tận dụng các nông sản làm thức ăn cho cá, ngoài ra có thể bổ sung thêm thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên giá thức ăn công nghiệp cao nên bà con có thể tận dụng các phụ phẩm, đồ thừa từ bữa ăn của gia đình nấu với cám làm thức ăn cho cá. Mỗi năm, có thể nuôi từ 1 đến 2 lứa cá, lứa thứ nhất bắt đầu ương giống từ tháng 5 âm lịch và nuôi tới tháng 11 là có thể được thu hoạch, lứa thứ 2 bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch”.

Từ thành công nhờ nuôi cá rô đồng, khi đã có vốn, ông tiếp tục đầu tư trồng hơn 100 trụ thanh long, nuôi 50 cặp bồ câu cung cấp bồ câu giống cho thị trường với giá 250.000 đồng/đôi, 20 con cá sấu thịt. Nhờ cần cù, chăm chỉ lao động cộng với niềm đam mê học hỏi, xây dựng mô hình VAC có hiệu quả, hiện nay thu nhập của gia đình ông không dưới 250 triệu đồng/năm.

Cũng theo ông Tài cho biết, từ khi bắt tay vào làm mô hình VAC, khu vườn của gia đình ông xuất hiện hàng nghìn con cò đến trú ngụ. Nhất là từ khi ông đưa giống tre Bát Ðộ vào trồng thử nghiệm. Ðến nay, gia đình ông đã dành một phần diện tích để làm nơi trú ngụ cho đàn cò, bởi theo ông “đất lành chim đậu”. Trong thời gian tới, ông rất mong nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng với gia đình mở rộng diện tích, bảo vệ đàn cò để có thể xây dựng thành khu du lịch sinh thái phục vụ du khách địa phương và các tỉnh thành lân cận.


Related news

Điểm đến của dòng vốn FDI Điểm đến của dòng vốn FDI

Tính đến cuối năm nay, toàn tỉnh có 308 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 151.120 tỷ đồng, trong đó có 39 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 4.165 triệu USD.

Thursday. November 26th, 2015
Vay vốn phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp nơi chờ đợi, chỗ thờ ơ Vay vốn phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp nơi chờ đợi, chỗ thờ ơ

Quyết định 68 của Chính phủ về vay vốn mua sắm máy móc, thực hiện cơ giới hóa, giảm tổn thất trong thu hoạch... đã mở nhiều nút thắt, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thursday. November 26th, 2015
Sâm bảy lá - nguồn dược liệu quý cần bảo vệ Sâm bảy lá - nguồn dược liệu quý cần bảo vệ

Vùng núi Cà Đam được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, nơi sinh trưởng của nhiều loại thảo dược quý, trong đó, có cây sâm “bảy lá”. Song, hiện nay loại sâm này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt khi hàng ngày có nhiều người vào tận rừng săn lùng để bán cho thương lái.

Thursday. November 26th, 2015
Ngôi nhà chung của ngư dân Ngôi nhà chung của ngư dân

Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương (Thăng Bình) được ngư dân gọi là “ngôi nhà” chung. Hơn một năm ra đời đến nay nghiệp đoàn đã tiếp sức để ngư dân vượt qua những thời điểm khó khăn, yên tâm bám biển.

Thursday. November 26th, 2015
Làm thẻ căn cước cho sâm Ngọc Linh Làm thẻ căn cước cho sâm Ngọc Linh

Khi Đề án quốc gia về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cũng là lúc Quảng Nam tất bật với việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, điện lưới và hệ thống viễn thông lên sườn núi Ngọc Linh.

Thursday. November 26th, 2015