Làm giàu từ mít không hạt

Ông Trần Minh Mẫn ở KV2, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP Cần Thơ cho biết: Trước khi trồng giống mít không hạt ông cũng giống như nhiều nhà vườn, loay hoay trồng cây này sang cây khác. Với 1 ha vườn tạp ông cải tạo và trồng cam quýt. Sau 3 năm thì cây bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh, ông chuyển sang trồng sầu riêng. Sau nhiều vụ sầu riêng cũng bị thoái hóa.
Năm 2007, trong lúc chưa biết cây nào phù hợp thì ông Mẫn có dịp tham dự hội thảo vườn cây ăn quả ở Tiền Giang. Lúc về ông có ghé thăm người bạn học cũ là Việt kiều. Ông được bạn tặng cho 1 trái mít giống Myanmar.
Sau khi đem trái mít về Cần Thơ, 5 - 7 ngày sau ông cắt ra ăn thử, thấy ngon, lạ, mùi thơm nhẹ, không có mủ, ruột đặc, cơm dày, xơ ngọt, múi mềm ráo. “Tôi thấy giống mít này có thể nhân giống ra trồng được, nên gọi điện bảo ông bạn chiết cho 100 cây để trồng” ông Mẫn bộc bạch.
Khi đem về trồng, ông Mẫn áp dụng kỹ thuật trồng xen giống mít không hạt với sầu riêng trong vườn nhà, bỏ công chăm sóc cẩn thận, đến năm 2010 cây mít cho trái chín.
Ông Mẫn cho biết thêm, trong 100 cây thì 70 cây cho thu trái. Thấy tiềm năng của giống mít này, ông mạnh dạn đốn bỏ sầu riêng để mở rộng trồng mít. Ban đầu ông Mẫn chủ động tặng sản phẩm mít không hạt tặng cho lãnh đạo các sở, ngành và nhờ tiếp thị nên mít của ông được biết đến rộng rãi hơn.
Tại hội thi trái ngon - an toàn Nam bộ lần II/2010 diễn ra tại TP.HCM ông đạt được một lúc 3 giải: Trái lạ, trái hiếm và giải mít không hạt. Do nhiều người tham dự thấy trái mít này vừa lạ vừa ngon, nên mấy ngày sau họ tìm đến nhà hỏi mua cây giống.
Hiện ông đang mở rộng trồng mới 4,5 công, với vườn mít hiện tại đang cho trái, trừ tất cả chi phí lợi nhuận một năm trên 100 triệu đồng. Mít được thương lái vào tận vườn mua giá từ 30.000 - 35.000 đ/kg, có lúc lên đến 40.000 đ/kg nên lợi nhuận ngày càng tăng.
Ông Út Mẫn cho biết thêm, các siêu thị lớn ở Hà Nội, TP.HCM, Bà Rịa -Vũng Tàu xem trên mạng thấy mít của ông vừa lạ, vừa ngon nên tìm xuống tận nơi để đặt hàng. Cứ 1 tuần ông giao từ 200 - 500 kg mít cho khách hàng.
"Đây là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, được ưa chuộng và tiêu thụ mạnh nên cho thu nhập rất cao, ít phải sử dụng phân thuốc. Nhưng muốn phát triển lâu dài với cây mít, và bảo đảm nguồn giống chất lượng, thì phải trau dồi và học hỏi kỹ thuật và biết cách thu hoạch để mít cho trái quanh năm bán được giá", ông chia sẻ.
Ngoài tiền bán mít trái, ông còn bán cây giống với giá 20.000 đ/cây, mỗi năm thu thêm gần 30 triệu đồng. Nhờ mít, ông đã đoạt giải Nhì hội thi Sáng tạo kỹ thuật Cần Thơ và chứng nhận đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”…
Related news

Hiện nay trên địa bàn xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hơn 400 hộ thực hiện mô hình nuôi sò huyết xen canh tôm cho thu nhập khá, tập trung nhiều nhất ở 2 ấp Ngã Oác và Bào Hầm.

Những tưởng vùng biển đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chỉ có gió, sóng và sản vật từ biển, nhưng rất lạ ở nơi này còn nuôi được heo rừng – vật nuôi chỉ thường nuôi ở vùng núi, trung du. Dẫu chưa phải là phổ biến song việc con heo rừng đang thích ứng tốt với điều kiện sống ở đây như một thí nghiệm hay cần được tiếp tục nghiên cứu…

Năm 1981, ông Thành phục viên rồi lấy vợ. Để nuôi gia đình, ông đấu thầu hơn 1ha đất ngoài bãi sông Kinh Thầy để cấy lúa, trồng ngô, khoai… Nhưng do thiên tai, cái đói, nghèo cứ bám lấy gia đình ông.

Theo đề nghị của Huyện ủy, UBND huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), Hội nông dân (ND) tỉnh đã mời TS Phan Xuân Thanh - Giám đốc Công ty TNHH Phân bón Sông Lam trực tiếp đến xã Đa Mi giúp địa phương “cứu” cây cà phê.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.