Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Đa Cây, Đa Con

Làm Giàu Từ Đa Cây, Đa Con
Publish date: Wednesday. October 22nd, 2014

Nhằm hạn chế rủi ro do biến động thời tiết cũng như giá cả của thị trường, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã chủ động phát triển kinh tế theo hướng tổng hợp đa cây, đa con, có thu nhập cao và ổn định.

Điển hình như mô hình kinh tế của gia đình bà Lê Thị Kim Liên ở thôn 17, xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp) mỗi năm cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng từ 15 ha đất, với đủ loại cây trồng như tiêu, cà phê, cao su, cây ăn trái...

Bà Liên chia sẻ: “Trên cùng một diện tích đất, nhưng nếu biết khai thác và bố trí cây trồng một cách khoa học thì hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Những năm gần đây, trong khi không ít nông dân lao đao do giá cả thị trường nông sản luôn bấp bênh, nhưng gia đình tôi vẫn ổn định nhờ đa dạng hóa cây trồng vật nuôi”.

Với kết quả đạt được, trong 5 năm liền bà đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh và có nhiều người đến tham quan, học hỏi mô hình làm ăn.

Tương tự, gia đình anh Nguyễn Văn Dương ở thôn 12, xã Nam Dong (Chư Jút) cũng đã thành công với mô hình VAC (vườn, ao, chuồng). Theo đó, hàng năm, trang trại luôn duy trì được đàn heo thịt trên 200 con và 25 con heo nái, ít bệnh tật, luôn phát triển tốt. Ngoài ra, với 5 ha đất, gia đình còn đầu tư vào việc trồng cà phê, cao su, mía và đào ao nuôi cá. Theo ước tính, trừ tất cả mọi chi phí sản xuất, hàng năm, gia đình anh có thu nhập trên 700 triệu đồng.

Anh Dương cho biết: “Việc phát triển kinh tế theo hướng đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho gia đình, hạn chế được những rủi ro do thời tiết và những biến động của thị trường”.

Còn gia đình anh Nguyễn Văn Thắng, thôn Đắk Suôn, xã Quảng Tân (Tuy Đức) thì với 4 ha đất, anh đã đầu tư trồng cà phê, tiêu, cây ăn trái và chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, anh Thắng đã chủ động tìm hiểu tiến bộ kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các buổi hội thảo cũng như học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, rồi áp dụng thực tế vào gia đình.

Trong quá trình chăm sóc, anh luôn tuân thủ nguyên tắc 4 đúng (đúng cách, đúng thời gian, đúng liều lượng và đúng nồng độ), nên vườn rẫy luôn xanh tốt, ít bệnh tật, mỗi năm thu nhập hơn 400 triệu đồng.

Anh Thắng cho biết: “Việc xen canh và đa dạng hóa cây trồng góp phần giảm thiểu chi phí đầu tư cũng như công chăm sóc. Nhờ đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi mà những năm gần đây gia đình tôi ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường”.

Có thể thấy, nhờ tích cực trong lao động, cộng với đức tính kiên trì, chịu khó, biết tiếp thu cái mới để áp dụng vào sản xuất, mà nhiều hộ nông dân đã vượt qua khó khăn, trở thành những điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn mới ở các địa phương.


Related news

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm Cộng Đồng Ở Vĩnh Sơn (Quảng Trị) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm Cộng Đồng Ở Vĩnh Sơn (Quảng Trị)

Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.

Tuesday. May 21st, 2013
Đề Xuất Triển Khai Cánh Đồng Mẫu Mía Đề Xuất Triển Khai Cánh Đồng Mẫu Mía

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.

Saturday. June 22nd, 2013
Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.

Friday. November 9th, 2012
Nông Dân Tiền Phong Mất Mùa Đỗ Vì Mưa Nông Dân Tiền Phong Mất Mùa Đỗ Vì Mưa

Trời mưa lớn kéo dài đã khiến trên 40 ha đỗ tương, đỗ xanh của xã Tiền Phong (Thanh Miện, Hải Dương) đang chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch bị thối.

Friday. August 9th, 2013
Một Nông Dân Thuần Hóa Gà Rừng Một Nông Dân Thuần Hóa Gà Rừng

Ông Toái cho biết, 1 năm trước, thấy có người bán trứng gà rừng, ông mua về cho gà ri ấp. Chẳng bao lâu, gà rừng con nở và ông phát triển đàn từ đó. Sau khi bán hơn một nửa, hiện nay, đàn gà rừng của ông có hơn 40 con. Theo ông Toái, cùng một lứa, khi gà trống biết gáy (6 tháng), tháng sau gà mái cũng vào tuổi sinh sản. Gà rừng mái thường đẻ trứng ngoài bụi cây, lùm cỏ, ông Toái theo dõi, nhặt trứng về, rồi làm tổ, ép cho gà ri mẹ ấp.

Thursday. May 23rd, 2013