Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Làm Đẹp Tôm Trước Khi Thu Hoạch

Làm Đẹp Tôm Trước Khi Thu Hoạch
Publish date: Sunday. April 27th, 2014

Trong nghề nuôi tôm sú, thường gần đến cuối vụ chuẩn bị thu hoạch, người nuôi ít chú ý các vấn đề như: yếu tố môi trường, vệ sinh ao, không bổ sung vi lượng, khoáng chất dẫn đến chất lượng tôm thu hoạch không cao, con tôm không đẹp, bị đóng rong, mòn đuôi (sâu đuôi), mềm vỏ, cụt râu...

Tôm không đẹp thường bị phân loại thấp không mang lợi nhuận cao cho người nuôi. Để khắc phục những hạn chế này, người nuôi cần thực hiện một số biện pháp như: kiểm tra các yếu tố môi trường cũng như các dấu hiệu bệnh trên thân tôm, kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý hiệu quả.

Hiện tượng tôm nuôi bị mòn đuôi, cụt râu: nguyên nhân là thức ăn không đảm bảo chất lượng và thiếu số lượng làm tôm đói cắn nhau. Đáy ao nuôi gần cuối vụ bị dơ, vi khuẩn phát triển mạnh tấn công vào các phụ bộ, chân bò, chân bơi, râu làm mòn đuôi, cụt râu.

Quan sát ao thấy tôm bơi chậm chạp, bắt mồi kém, phát triển chậm. Khi râu, đuôi, chân bò bị mòn có màu đen, trên thân tôm có nhiều chỗ bị sây sát. Nếu mòn đuôi do tôm đói cắn nhau thì điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ, một thời gian sau tôm khoẻ mạnh, lột xác thì các chỗ mòn đuôi sẽ hết. Đồng thời tăng cường Vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho tôm. Sử dụng Supper Dine, BKC, hoặc Iodine để diệt khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh.

Hiện tượng tôm bị đóng rong, đóng nhớt trên thân: do quản lý chất lượng nước không tốt, một số loài nấm, động vật nguyên sinh bám trên thân tôm phát triển mạnh làm cho tôm khó khăn trong việc lột xác và sinh trưởng. Hoặc do đáy ao dơ bẩn, môi trường sinh khí độc làm tôm hoạt động kém tạo điều kiện tốt cho nấm và nguyên sinh động vật bám vào thân tôm.

Quan sát tôm thấy trên thân đóng một lớp nhớt, vỏ tôm dày làm cho tôm khó khăn trong hoạt động bắt mồi và sinh trưởng, tôm có hiện tượng phân đàn, phát triển không đồng đều, chậm lớn. Trường hợp này chú ý quản lý tốt các yếu tố môi trường ao nuôi như pH, độ kiềm, độ trong, oxy.

Dùng hóa chất Formol, BKC, Copper 7% diệt khuẩn, nấm tẩy nhớt bám trên thân tôm kết hợp thay nước 20 – 30%. Tăng cường chất bổ dưỡng như Vitamin C, Aquatyl, Danamine, Plasma... để nâng cao sức đề kháng. Dùng men vi sinh như Zym Bicillus, Bacillus Bacter, Yucca lượng xử lý 500gr/1000m3 nước để phân huỷ chất dơ bẩn dưới đáy ao do chất hữu cơ lắng tụ.

Hiện tượng tôm bị mềm vỏ: thân tôm bị mềm nhão, thịt không đầy vỏ là do môi trường ao nuôi xấu, tôm bắt mồi kém, thức ăn không đủ chất dinh dưỡng, thiếu chất khoáng, tôm bị chậm lớn. Xử lý bằng cách nâng cao chất lượng nước, định kỳ thay 20 – 30% nước trong ao. Sử dụng thức ăn chất lượng cao đủ chất dinh dưỡng (chất đạm, chất bột đường, chất béo, khoáng...).

Dùng vôi Dolomite 50kg/1.000m3 nước giúp tăng hệ đệm, ổn định pH. Dùng men vi sinh Bacillus Bacter, Yucca liều lượng 500gr/1000m3 nhằm nâng cao chất lượng nước. Tăng cường một số chất khoáng như Supper Canxi, Danamix... lượng 10g/kg thức ăn giúp tôm cứng vỏ.

Nuôi tôm đạt cỡ thương phẩm chỉ mới thành công bước đầu, để nâng cao giá bán nhằm đạt hiệu quả cao hơn chúng ta cần chú ý “làm đẹp” cho tôm trước khi xuất bán.


Related news

Giới thiệu về các quy trình thực hành quản lý tốt trong nuôi tôm Giới thiệu về các quy trình thực hành quản lý tốt trong nuôi tôm

Trong vài năm qua, các quy trình thực hành quản lý tốt BMP (viết tắt Better Management Practices) đã và đang được đồng nhất hóa và phát triển trên cơ sở khoa học để bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế đối với ngành nuôi tôm.

Monday. June 1st, 2015
Quy trình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc Quy trình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc

Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công. Ở nước ta, năm 2012, Ninh Thuận là tỉnh đầu tiên đã áp dụng công nghệ này và khống chế thành công Hội chứng EMS.

Saturday. May 9th, 2015
Kiểm soát lượng hóa chất tồn dư trong tôm trước khi thu hoạch Kiểm soát lượng hóa chất tồn dư trong tôm trước khi thu hoạch

Trước khi thu hoạch tôm là thời điểm quan trọng quyết định nhiều đến chất lượng tôm, đặc biệt là vấn đề tồn dư kháng sinh và hóa chất cấm trong thịt tôm. Do đó, quản lý hóa chất tồn dư là điều rất cần thiết.

Saturday. May 9th, 2015
Kinh nghiệm nuôi tôm mùa mưa lũ Kinh nghiệm nuôi tôm mùa mưa lũ

Mưa lũ kéo dài khiến pH của nước giảm nhanh, hàm lượng ôxy hòa tan thấp, nhiệt độ nước thấp, độ mặn giảm đột ngột,… Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bắt mồi, tiêu hóa thức ăn, lột vỏ, hô hấp, phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi tôm cần chú ý theo dõi và có giải pháp xử lý kịp thời.

Saturday. May 9th, 2015
Giảm thiệt hại thủy sản nuôi mùa mưa lũ Giảm thiệt hại thủy sản nuôi mùa mưa lũ

Bạn Nguyễn Văn Hưng (Cái Bè - Tiền Giang) hỏi: Ở ĐBSCL, để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ và triều cường gây ra, các hộ nuôi thủy sản cần thực hiện các biện pháp gì?

Saturday. May 9th, 2015