Lại Xuất Hiện Tình Trạng Mua Lá Điều Khô Ở Bình Phước

Ngày 16-5, ông Doãn Văn Chiến - phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước - cho hay gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện hiện tượng một số nhóm đối tượng thu mua lá điều khô, khiến dư luận có nhiều nghi vấn về mục đích thu mua này.
Cụ thể, một nhóm đối tượng ngụ xã Tân Hòa (huyện Đồng Phú) thu mua khoảng 600kg lá điều khô và bán ra với giá 800 đồng/kg. “Hằng năm lá điều rụng xuống trả lại cho đất một nguồn dinh dưỡng hữu cơ lớn, góp phần duy trì độ phì của đất, tăng khả năng giữ ẩm và hạn chế xói mòn.
Hiện cây điều đang bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng chuẩn bị cho vụ điều tiếp theo, đây là thời điểm quan trọng của cây, việc đem lá điều khô đưa đi bán sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây, có thể gây chết cây” - ông Chiến nói.
Nhằm ngăn chặn những hậu quả không tốt về sau, đồng thời giúp người dân hiểu được tác hại của việc gom bán lá điều khô, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh vừa có văn bản yêu cầu kiểm tra, rà soát tình trạng thu mua lá điều khô trên địa bàn. Đồng thời làm rõ mục đích thu mua lá điều của các nhóm đối tượng; khuyến cáo người dân không vì lợi ích trước mắt mà bán lá điều khô.
Ông Chiến cho biết thêm cuối năm 2012, tại các xã Minh Hưng và Thống Nhất của huyện Bù Đăng có một nhóm đối tượng lạ mặt đến địa bàn thu mua lá điều khô với số lượng lớn, khi cơ quan chức năng phát hiện thì nhóm đối tượng này mang lá điều ra khỏi địa phương đốt bỏ.
Related news

Nuôi kết hợp một ao tôm, một ao cá rô phi không những mang lại hiệu quả kinh tế cao do khống chế được dịch bệnh trên tôm mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. mô hình này đang được Công ty CP tập đoàn thủy sản Minh Phú (Minh Phú) tích cực triển khai.

Sau 5 tháng triển khai, “Chuỗi liên kết cá tra – Tafishco” – mô hình thí điểm đầu tiên ở ĐBSCL và trong cả nước đã mang lại nhiều tín hiệu rất khả quan. Vụ mùa đầu tiên đã được thu hoạch với mỗi kg cá công ty bao tiêu với giá 24.300đ/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận trên 2.000đ – mức lợi nhuận được xem là tốt nhất trong vài năm trở lại đây.

Ngay từ đầu năm 2014, các ngành của huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đã chỉ đạo các xã, doanh nghiệp và ngư dân ở các địa phương ven biển chủ động khắc phục khó khăn, tập trung chuyển đổi cơ cấu nghề, áp dụng các công nghệ mới vào khai thác thủy sản, góp phần nâng cao đời sống của bà con ngư dân.

Năm 2014, tỉ lệ thiệt hại trên tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng khá cao (trên 41%), tuy nhiên sản lượng vẫn đạt trên 80.000 tấn theo kế hoạch đề ra. Kết quả ấy là do người nuôi tôm đã chuyển đổi cơ cấu giống từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng một cách hợp lý.

Ngày đầu tuần tháng 1, sau chuyến đi biển cuối năm gặp trục trặc về máy móc, tàu câu mực lớn nhất Đà Nẵng ĐNa 90567 được ngư dân Trần Văn Mười cho lên đà bảo dưỡng. Phút rảnh rỗi, Trần Văn Mười tâm sự: “Tuy năm nay mất mùa mực, song giá mực cao hơn năm ngoái khoảng 25.000 đồng/kg, nên thu nhập cũng khá cao so với các nghề khác.