Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuỗi Liên Kết Tafishco Kỳ Vọng Của Con Cá Tra

Chuỗi Liên Kết Tafishco Kỳ Vọng Của Con Cá Tra
Publish date: Monday. January 12th, 2015

Sau 5 tháng triển khai, “Chuỗi liên kết cá tra – Tafishco” – mô hình thí điểm đầu tiên ở ĐBSCL và trong cả nước đã mang lại nhiều tín hiệu rất khả quan. Vụ mùa đầu tiên đã được thu hoạch với mỗi kg cá công ty bao tiêu với giá 24.300đ/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận trên 2.000đ – mức lợi nhuận được xem là tốt nhất trong vài năm trở lại đây.

Nhiều lợi ích khác cũng được chia sẻ hài hòa, hợp lý giữa các bên tham gia. Vì thế, mô hình chuỗi giá trị này được cả doanh nghiệp và nông dân kỳ vọng sẽ giúp con cá tra phát triển trở lại sau thời gian dài thua lỗ.
“Không phải lo chuyện vốn, trong suốt vụ nuôi cần thức ăn gì, thuốc chữa bệnh gì, số lượng bao nhiêu, chỉ cần gọi điện sẽ được đáp ứng ngay. Khi thu hoạch, được bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường với mức lợi nhuận khá tốt” – đó là chia sẻ khá phấn khởi từ ông Nguyễn Văn Tấn, 1 trong 5 nông dân tham gia chuỗi liên kết dọc cá tra Tafischco của Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Thuận An.
Giữa tháng 8/2014, chuỗi liên kết sản xuất cá tra Tafishco của Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Thuận An được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho vay tín chấp 234 tỉ đồng từ Agribank, với lãi suất ưu đãi 7%/năm.
Chuỗi liên kết dọc cá tra-Tafishco là mô hình liên kết dọc theo chuỗi sản xuất từ sản xuất cá giống, nuôi cá thịt, chế biến sản phẩm, đến thị trường tiêu thụ, trong đó có liên kết các khu vực dịch vụ khác như cung ứng thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, ngân hàng để đầu tư cho các khâu sản xuất.
Tham gia chuỗi liên kết, nông dân được mua thức ăn thủy sản với giá giảm 150đ/kg, được hướng dẫn nuôi cá theo các tiêu chuẩn Viêt.GAP hoặc Global.GAP theo Nghị định 36 của Chính phủ và Thông tư 23 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
Lợi ích hài hòa còn dễ dàng nhận biết từ việc: nông dân không còn chịu áp lực tài chính, Ngân hàng thuận lợi trong thu hồi vốn, không rủi ro vì việc giám sát, lưu thông dòng tiền từ vốn vay đã được công ty “đầu mối” phối hợp theo dõi, quản lý chặt chẽ.
Về phía công ty, là đơn vị bao tiêu sản phẩm, Thuận An hoàn toàn chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào để xây dựng kế hoạch sản xuất ổn định, bền vững, thỏa mãn được việc truy xuất nguồn gốc, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe và thâm nhập được các thị trường xuất khẩu khó tính …Tuy nhiên, điều quan trọng hơn vẫn được các bên tham gia cùng hài lòng đó là chữ “Tín” mà bấy lâu nay luôn bị phá vỡ.
Bà Nguyễn Thị Huệ Trinh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Thuận An cho biết, tính đến nay, sau gần 5 tháng đi vào hoạt động, có 5 hộ liên kết và vùng nuôi Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn An Giang, với tổng số tiền giải ngân là 138 tỷ 300 triệu đồng, đạt 58,92% tổng hạn mức được duyệt. Trong đó, diện tích thả nuôi là 30ha. Tổng sản lượng cá thu hoạch của chuỗi liên kết đạt trên 3 ngàn tấn, công ty đã thực hiện bao tiêu mua toàn bộ sản lượng cá theo giá thị trường, tổng giá trị cá đã thu hoạch 77,4 tỷ đồng.
Để mô hình phát triển bền vững, tại buổi họp sơ kết chuỗi liên kết, Công ty Thuận An cũng đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam chấp nhận hạn mức tín dụng đã được phê duyệt cho 01 chu kỳ vụ nuôi là 10 tháng (trong đó 7 tháng nuôi trồng, 3 tháng chế biến xuất khẩu); Được thực hiện thanh quyết toán lãi suất một lần/vụ nuôi để giảm áp lực tài chính cho người nuôi cá…
Về các vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh An Giang khẳng định, những kiến nghị này không phải là vướn mắc lớn, chỉ là mang tính nghiệp vụ, Agibank sẽ sớm điều chỉnh để góp phần hoàn thành tốt dự án. Theo ông Sơn, tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng đã giải ngân được 60% gói tín dụng, trong đó doanh nghiệp: 96% và 16% đối với hộ liên kết, nguyên nhân có sự điều chỉnh hộ so với ban đầu. Dự kiến trong quý I/2015, tiến độ giải ngân sẽ đạt 100%.
Được biết, ngoài 5 hộ dân đang tham gia cùng 8 đơn vị thuốc, thức ăn thúy sản, công ty TNHH Sản xuất, thương mại và dịch vụ Thuận An sẽ liên kết thêm 3 hộ mới và bổ sung thêm 1 công ty thức ăn nữa để hoàn thiện chuỗi liên kết theo đề án. “Sở Công thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh tỉnh An Giang sẽ cùng các ban, ngành tham gia, góp ý, tạo điều kiện để tháo những vướng mắc còn lại của Chuỗi liên kết dọc cá tra – Tafishco và kịp thời báo cáo UBND tỉnh cũng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để mô hình sớm trở thành “hình mẫu” cho các sản phẩm tôm và cá khác của tỉnh nhà trong thời gian tới”, bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Sở Công thương An Giang khẳng định.


Related news

Cấp Giống Thanh Long Ruột Đỏ Cho 4 Hộ Dân Xã Trà Phú (Quảng Ngãi) Cấp Giống Thanh Long Ruột Đỏ Cho 4 Hộ Dân Xã Trà Phú (Quảng Ngãi)

Từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân năm 2013, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi vừa cấp hỗ trợ 1.300 hom giống thanh long ruột đỏ cho 4 hộ dân tại xã Trà Phú (Trà Bồng). Được biết, cách đây 3 năm, cây thanh long ruột đỏ được đưa vào trồng thử nghiệm ở hai xã Trà Phú và Trà Bình đã phát huy hiệu quả.

Wednesday. August 7th, 2013
Chuối Tiêu Hồng Phù Hợp Với Đồng Đất Đại Từ (Thái Nguyên) Chuối Tiêu Hồng Phù Hợp Với Đồng Đất Đại Từ (Thái Nguyên)

Mô hình chuối tiêu hồng nuôi cấy mô được Trạm Khuyến nông huyện triển khai với diện tích 2 ha, tập trung ở xóm Lược 1 và Lược 2, xã Phục Linh (Đại Từ - Thái Nguyên) từ tháng 3/2012. Bước đầu cho kết quả khả quan, giống chuối này có thể trồng được trên đồng đất Đại Từ.

Wednesday. December 12th, 2012
Tiếp Tục Mở Rộng Mạng Lưới Tiêu Thụ Gà Đồi Yên Thế Tại Hà Nội Tiếp Tục Mở Rộng Mạng Lưới Tiêu Thụ Gà Đồi Yên Thế Tại Hà Nội

Ngày 14-3, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị đánh giá tình hình cung cấp gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội dịp Tết Quý Tỵ, kiểm điểm công tác phòng, chống gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Hạnh chủ trì. Đến dự có đại diện Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), Sở Công thương TP Hà Nội.

Sunday. March 17th, 2013
Mô Hình Trồng Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím Trái Vụ Ở Võ Cường (Bắc Ninh) Mô Hình Trồng Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím Trái Vụ Ở Võ Cường (Bắc Ninh)

Mô hình trồng cà chua ghép trên thân cây cà tím trái vụ được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh triển khai trình diễn ở phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) từ vụ đông xuân năm 2010 đã cho thu nhập với năng suất cao gấp 2 đến 3 lần so với cây chính vụ, mở ra một hướng đi mới cho nông dân địa phương cũng như nông dân trên địa bàn toàn thành phố.

Thursday. December 13th, 2012
Khi Nghề Chăn Nuôi Dê, Cừu Được Rót Vốn Ở Ninh Thuận Khi Nghề Chăn Nuôi Dê, Cừu Được Rót Vốn Ở Ninh Thuận

Vùng đất Ninh Thuận quanh năm khô hạn thường xuyên, tưởng khó có thể làm giàu từ canh tác, chăn nuôi. Nhưng bằng cơ cấu vật nuôi hợp lý, nhờ được hỗ trợ nguồn vốn kịp thời, Ninh Thuận đã thành một địa phương có nghề chăn nuôi dê, cừu phát triển nhất cả nước.

Tuesday. March 19th, 2013