Lãi lớn nhờ nâng tầm vóc bò lai
Hỗ trợ vốn cho nông dân
Theo thống kê, tổng đàn bò hàng năm của tỉnh Quảng Bình dao động trên dưới 100.000 con. Tuy nhiên, chất lượng đàn bò ở Quảng Bình còn thấp, bò địa phương (bò cóc, bò kiến) còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Để khắc phục tình trạng này, những năm qua, các cấp Hội ND Quảng Bình đã có nhiều giải pháp giúp bà con cải tạo đàn bò, nâng cao thu nhập.
Một trong những giải pháp đem lại hiệu quả cao là sử dụng vốn Quỹ HTND đầu tư cho hàng chục dự án với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng giúp bà con lai tạo đàn bò. Ông Phùng Xuân Tiến – lãnh đạo phụ trách Quỹ HTND tỉnh Quảng Bình cho biết: “Từ 2014 đến nay, Hội ND Quảng Bình ưu tiên đầu tư cho các dự án chăn nuôi bò lai với số vốn giải ngân mới trên 3,3 tỷ đồng vốn Quỹ HTND, quy mô từ 300 - 450 triệu đồng/dự án. Bình quân, mỗi hộ được vay tối đa 30 triệu đồng, thời hạn vay 3 năm”.
“Hội ND tỉnh Quảng Bình đang tiếp tục ưu tiên đầu tư cho các dự án chăn nuôi bò lai với số vốn giải ngân mới trên 3,3 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ HTND, quy mô từ 300 - 450 triệu đồng/dự án. Bình quân mỗi hộ được vay tối đa 30 triệu đồng, thời hạn vay 3 năm...”.
Ông Phùng Xuân Tiến
Các dự án chăn nuôi bò lai được vay từ nguồn vốn Qũy HTND đã và đang đem lại những hiệu quả thiết thực. Điển hình như việc chăn nuôi bò lai ở các xã Phù Hóa (Quảng Trạch), Văn Hóa, Tiến Hóa (Tuyên Hóa), Vạn Ninh (Quảng Ninh)… Nhờ nguồn vốn vay từ Quỹ HTND, bà con ND các xã trên đã đầu tư và nhanh chóng nhân rộng mô hình nuôi bò lai. Đến nay, tỷ lệ bò lai tại các xã này đã đạt trên 75%.
Ông Cao Xuân Thành - hộ nuôi bò lai giỏi ở xã Văn Hóa (Tuyên Hóa) chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi nuôi bò, nhưng là giống bò kiến, tầm vóc nhỏ, nuôi thành thục bán cũng chỉ được 8 -10 triệu đồng/con. Bây giờ, với những con bò lai thành thục, giá bán từ 20 -30 triệu đồng/con, lãi gấp 2-3 lần so với nuôi bò kiến...”.
Đẩy mạnh lai tạo bò
Theo ông Phùng Xuân Tiến, hiện nay ở Quảng Bình có rất nhiều hộ ND nhờ được Quỹ HTND cho vay nuôi bò lai mà xóa được nghèo và vươn lên làm giàu. Có nhiều ND xuất phát điểm khó khăn, nhưng nhờ được vay vốn và hỗ trợ kỹ thuật của Hội ND hiện đã sở hữu đàn bò hàng chục con trị giá hàng trăm triệu đồng. Điển hình như các hộ Cao Xuân Thành, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa; Nguyễn Văn Bang, xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch); Phan Thanh Đặng, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh…
“Kinh tế của gia đình tôi trước đây phụ thuộc trồng trọt là chính, chăn nuôi chỉ là phụ với tính chất nhỏ lẻ. Sau khi được Quỹ HTND tập huấn và cho vay 24 triệu đồng, tôi đã mua 1 con bò lai về nuôi. Sau 3 năm nuôi bò lai, tôi đã trả được số vốn vay và có thêm 3 con bò” – ông Nguyễn Văn Bang-nông dân nuôi bò lai giỏi ở xã Quảng Tiến (Quảng Trạch) chia sẻ.
Ông Mai Văn Ngọc – Phó Chủ tịch Hội ND Quảng Bình cho biết, hiện nay tỉnh Quảng Bình đang chủ trương phát triển đàn bò cả về số lượng và chất lượng, đẩy mạnh lai tạo với các giống bò chuyên thịt có năng suất cao, xây dựng mô hình nông trại, gia trại chăn nuôi bò thịt thâm canh. Với các dự án cho vay từ Quỹ HTND trong những năm qua, từ 300 con bò mẹ được đưa về ban đầu đã sinh sản thêm trên 1.000 con bê có chất lượng, góp phần tăng tổng đàn và nâng cao thể chất, thể trọng đàn bò của tỉnh...
Related news
ĐBSCL được xem là vựa lúa, thủy sản và cây ăn trái của cả nước. Tuy nhiên, việc đầu tư khoa học, công nghệ (KHCN) có quy mô lớn vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa xứng tầm. Vì lẽ đó, các sản phẩm làm ra của vùng có sức cạnh tranh rất yếu so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
Rời lực lượng thanh niên xung phong với hai bàn tay trắng, nhưng với ngón nghề đan lát lận lưng, anh Nguyễn Thành Lập (sinh năm 1973, ở xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP.HCM) đã truyền nghề, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động nghèo tại vùng đất nhiều khó khăn bậc nhất của TP.HCM.
Nhiều năm gần đây, nông dân trồng kiệu ở tỉnh Đồng Tháp thu lợi nhuận “hấp dẫn” vì năng suất cao, giá liên tục tăng. Sau khi trừ chi phí đầu tư, nông dân thu lãi hơn 200 triệu đồng/ha.