Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Thiếu chất xám, nông sản đất 9 rồng bị lép vế

Thiếu chất xám, nông sản đất 9 rồng bị lép vế
Author: Huỳnh Xây
Publish date: Thursday. July 28th, 2016

Doanh nghiệp ngoại “thâu tóm” công nghệ

Ông Trần Hữu Hiệp - Ủy viên chuyên trách kinh tế (Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ) cho biết: “Thời gian qua, KHCN đã giúp nông dân tăng năng suất lúa, sản xuất thành công cá giống… Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực, KHCN chưa có sự đóng góp đáng kể, như sản xuất giống gia cầm, công nghệ thu hoạch… và phần lớn bị “thâu tóm” bởi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của nước ngoài”.

Theo Vụ KHCN (Bộ NNPTNT), nhờ đóng góp của KHCN, giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 3,13%. Đến nay, cả nước đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm: Gạo, cà phê, cao su, cá tra, tôm, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, sắn và đồ gỗ.

Ông Hiệp phân tích, ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung là nơi có ngành chăn nuôi gia cầm lớn. Tuy nhiên công đoạn sản xuất giống đang còn rất nhiều vấn đề rất đáng lo ngại khi chịu sự chi phối chủ yếu bởi 3 “ông lớn” là Japfa, CP và Emivest, với mỗi tháng cung cấp hơn 6 triệu con giống cho bà con nông dân.

Còn ở lĩnh vực giống cây ăn trái, ông Hiệp cho rằng, khi chọn cây giống, thay vì nghĩ đến những giống cây trồng đặc trưng của Việt Nam, phần lớn người nông dân ĐSBCL chọn các giống nông sản của Thái như chôm chôm, nhãn, xoài, mít… bởi chất lượng sản phẩm của giống ngoại ngon hơn nhiều so với sản phẩm trong nước.

GS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, một chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp ở ĐBSCL cho rằng: “Việt Nam là nước đứng trong top 3 thế giới về xuất khẩu gạo và cũng xuất khẩu đáng kể khối lượng thủy sản, cà phê, cao su… Tuy nhiên, giá bán các loại nông sản này vẫn thấp vì ít đầu tư chất xám, ứng dụng KHCN quá thấp, dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa được nâng cao, chưa xây dựng được thương hiệu, từ đó kéo theo lợi tức của nông dân thấp”.

“Ở ĐBSCL, có đến 80% máy móc khâu làm đất là của doanh nghiệp ngoại; 60% máy phục vụ bơm tưới và 85% máy thu hoạch phải nhập từ nước ngoài” – GS Xuân thống kê.

Cần chiến lược mạnh mẽ


Ngoại trừ giúp gia tăng phần nhỏ về năng suất, thực tế cho thấy việc áp dụng KHCN ở ĐBSCL vẫn chưa tạo được sức bật đáng kể cho ngành này. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cho rằng, phải có những chính sách khuyến khích đủ mạnh để thúc đẩy phát triển KHCN vào sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Hòa – Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam nhận định: “Trong bối cảnh hội nhập sâu, việc nghiên cứu, tiếp cận và đổi mới KHCN là rất cần thiết.

Do đó, cần có những chính sách hỗ trợ kinh phí trong nghiên cứu lai tạo đối với đơn vị nghiên cứu và trong sản xuất giống mới đối với người dân. Ngoài chính sách chung của Chính phủ, các địa phương cũng nên có những chính sách riêng, đặc thù trong lĩnh vực này”.

GS Xuân cũng cho rằng: “Cần có chiến lược ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp bài bản hơn và mạnh mẽ hơn nữa. Đồng thời, xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, có liên kết giữa doanh nghiệp với HTX để dễ dàng áp dụng KHCN”.

Song song đó, theo góp ý của các chuyên gia nông nghiệp, để tăng hàm lượng chất xám và KHCN, nông dân cũng phải thay đổi tư duy sản xuất, phải trở thành “nông dân kiểu mới”, không sản xuất theo ý mình, theo kinh nghiệm mà phải tuân thủ quy trình sản xuất khép kín, về phía doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa khâu xây dựng thương hiệu và có uy tín trên thương trường.


Related news

Cam sành mùa nghịch khó đậu trái do mưa lớn kéo dài Cam sành mùa nghịch khó đậu trái do mưa lớn kéo dài

Nhiều nhà vườn trồng cam sành trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết do ảnh hưởng bởi mưa lớn kéo dài, nhiều diện tích cam sành xử lý cho trái mùa nghịch đã cho kết quả không như mong đợi.

Wednesday. July 27th, 2016
Đổi đời từ nước biển dâng Đổi đời từ nước biển dâng

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn sâu không chỉ là nguy cơ mà còn là cơ hội cho nông dân nuôi tôm trên ruộng lúa. Bà con nông dân bán đảo Cà Mau quyết không rời mảnh đất của mình, đồng thời tìm cách để thích ứng, thậm chí làm giàu trong điều kiện nước biển dâng.

Thursday. July 28th, 2016
Kỳ tích khai phá rốn phèn miền Tây Kỳ tích khai phá rốn phèn miền Tây

TGLX được xem là “rốn phèn” khổng lồ ở vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, lãnh đạo và nhân dân lúc bấy giờ đã cải tạo nơi đây thành cánh đồng sản xuất lúa đầu tiên của cả nước.

Thursday. July 28th, 2016