Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lạc Dương Hỗ Trợ Giống Vật Nuôi, Cây Trồng Cho Nông Dân

Lạc Dương Hỗ Trợ Giống Vật Nuôi, Cây Trồng Cho Nông Dân
Publish date: Friday. July 25th, 2014

Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương đang triển khai hỗ trợ 30 - 60% nguồn vốn đầu tư chuyển đổi vật nuôi, cây trồng cho nông dân xã Đạ Nhim, xã Lát, xã Đạ Chais và thị trấn Lạc Dương.

Theo đó, trên diện tích chuyển đổi trồng mới 2,7ha giống cây cam đường ghép ở xã Đạ Chais và xã Đạ Nhim (trung bình 0,5ha/hộ), số tiền cây giống trên 1ha được Nhà nước hỗ trợ 14,7 triệu đồng (tỷ lệ 60%); hộ nông dân đối ứng 9,8 triệu đồng (tỷ lệ 40%).

Ở xã Lát và thị trấn Lạc Dương được vốn Nhà nước hỗ trợ 30%, hộ nông dân đối ứng vốn 70% để chuyển đổi các giống vật nuôi mới gồm: 10 con bò cái sinh sản cho 10 hộ (đơn giá 26 triệu đồng/con); 9 con trâu cái cho 9 hộ (đơn giá 28 triệu đồng/con); 23 con heo nái hậu bị cho 23 hộ (đơn giá 7 triệu đồng/con).   

Đây là nguồn vốn được ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ ưu tiên trước hết cho những hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, sau đó xét đến những hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, cam kết thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật mới.

Tất cả những hộ thụ hưởng vốn Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi vật nuôi, cây trồng đều được tổ chức bình chọn công khai từ thôn đến xã (thị trấn) rồi chuyển lên cấp huyện phê duyệt thông qua.


Related news

Niên Vụ Càphê 2013-2014 Đắk Lắk Thành Công Niên Vụ Càphê 2013-2014 Đắk Lắk Thành Công

Niên vụ cà phê 2013 – 2014, tỉnh Đắk Lắk đã thu được những thành công nhất định, khi cả năng suất, sản lượng cà phê đều tăng cao, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng nhẹ sau 4 năm liên tục sụt giảm. Diện tích cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã vượt mốc 203.500 ha, năng suất bình quân mỗi ha xấp xỉ 2,5 tấn, tổng sản lượng cà phê nhân xô trên 460.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với niên vụ trước.

Saturday. November 15th, 2014
Trồng Cam, Thu Hoạch Tiền Tỉ Mỗi Năm Trồng Cam, Thu Hoạch Tiền Tỉ Mỗi Năm

Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho các giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Theo đó, những hộ nằm trong vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý tại thị trấn Cao Phong và các xã Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong và Thu Phong sẽ có sản phẩm cam mang tên gọi chung.

Monday. November 17th, 2014
Dịch Vụ Cung Cấp Lao Động Nông Nghiệp Đắt Hàng Dịch Vụ Cung Cấp Lao Động Nông Nghiệp Đắt Hàng

Là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, Đồng Nai không chỉ thu hút nguồn lao động nông thôn của địa phương mà từ rất nhiều tỉnh, thành khác về làm công nhân tại các nhà máy. Sự chuyển dịch lao động từ nông thôn vào các khu công nghiệp khiến lĩnh vực nông nghiệp ngày càng thiếu lao động.

Monday. November 17th, 2014
Nhiều Nỗ Lực Để Cây Cam, Quýt “Đạt Ngưỡng” 5.000 Ha Nhiều Nỗ Lực Để Cây Cam, Quýt “Đạt Ngưỡng” 5.000 Ha

Cùng với nhiều sản vật đặc trưng khác, cam sành Hà Giang đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, góp phần không nhỏ trong việc tạo thu nhập cho người dân. Theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đến năm 2015 diện tích cây cam, quýt toàn tỉnh đạt 5.000 ha.

Monday. November 17th, 2014
Bắp Cải Vụ Đông Ở Sảng Tủng Bắp Cải Vụ Đông Ở Sảng Tủng

Trồng rau vụ Đông không còn là khái niệm mới ở xã Sảng Tủng, theo cán bộ khuyến nông xã, Hầu Mí Co cho biết: Qua mấy năm trồng rau vụ Đông cho thu nhập khá, bà con trong xã đã nhận thức được giá trị của cây rau vụ Đông nên ngày càng nhiều hộ tham gia trồng rau.

Monday. November 17th, 2014