Kỹ thuật xử lý rơm lúa
1. Kiềm hoá:
Băm rơm rạ thành mẩu 6-10 cm, rải đều trên mặt sàn sạch, cứng và phẳng.
Dùng nước vôi pha loãng 1% (1 kg vôi sống hoặc 3 kg vôi tôi hoà trong 100 lít nước) tưới lên rơm (cứ 1 kg rơm + 6 kg nước) để một ngày đêm cho ráo hết nước vôi rồi mới cho trâu ăn.
Có thể hứng lấy nước vôi để dùng tiếp. Nếu lúc đầu trâu bò chưa quen ăn nên cho ăn lẫn với rơm vẩy nước, sau đó tăng đần lượng rơm tưới nước vôi.
Để giảm bớt mùi nồng của vôi và để trâu bò thích ăn hơn, nếu có điều kiện thì trước khi cho trâu ăn nên trộn rơm với rỉ mật và urê (3 kg rơm đã kiềm hoá + 0,5 kg rỉ mật + 20 g urê).
2. Ủ rơm với urê:
Có thể ủ rơm với urê theo tỷ lệ: cứ 1 tấn rơm khô cần 40 kg urê và 800-1000 lít nước (tỷ lệ urê 4% và nước so với rơm là 1/1).
Cần xây một hố ủ, tốt nhất là xây kiểu hai vách đối diện nhau, trên nền xi măng. Dung tích hố ủ tuỳ theo lượng rơm cần ủ.
Pha urê vào nước theo tỷ lệ trên, lưu ý khuấy đều cho urê tan hết. Trải rơm theo các lớp dầy 20 cm.
Cứ sau mỗi lớp, dùng ôdoa tưới đều nước urê sao cho ướt đều rơm, lấy cào đảo qua đảo lại và dùng chân giậm nén cho chặt.
Cứ làm như vậy cho đến khi hết rơm và hết nước.
Cuối cùng, dùng một tấm nilon phủ lên trên miệng hố, sao cho thật kín để không khí và nước mưa bên ngoài không lọt vào và khí amoniac bên trong không bay ra.
Sau khi ủ 7-10 ngày có thể lấy rơm ra cho trâu bò ăn. Lấy lượng vừa phải theo nhu cầu từng bữa. Lấy xong lại đậy kín hố.
Yêu cầu rơm ủ urê phải mềm, mùi thơm nhẹ, mầu vàng gần với mầu tự nhiên của rơm trước khi ủ, không bị đen và không có nấm mốc.
Nhìn chung, trâu bò thích ăn loại rơm này và ăn được nhiều hơn so với rơm không ủ. Tuy nhiên, lúc đầu có thể có một số trâu bò không thích ăn, ta phải tập cho chúng bằng cách cho ăn từng ít một và tăng dần lên.
Cũng có thể cho ăn chung với các loại thức ăn khác.
3. Ủ rơm với urê và rỉ mật:
Tỷ lệ rơm, urê, nước cũng giống như trên, nhưng có cho thêm 40 kg rỉ mật cho 1 tấn rơm.
Khi cho thêm rỉ mật, giá trị dinh dưỡng của rơm tăng lên, rơm có mùi thơm, ít hăng hơn và trâu bò thích ăn hơn.
Phương pháp ủ tương tự như trên. Lưu ý hoà tan đều cả urê và rỉ mật trong nước.
Related news
Bệnh chậm sinh, vô sinh ở trâu, bò cái là hiện tượng khi trâu, bò cái tơ đến tuổi sinh sản mà không xuất hiện động dục (trâu 3 năm tuổi, bò 2 năm tuổi trở lên không động dục), trâu bò rạ sau khi sinh (trâu sau 6 tháng, bò sau 3 tháng) không có biểu hiện động dục trở lại hoặc động dục nhưng phối giống nhiều lần không đậu.
Ở nước ta, công tác giống vật nuôi, trong đó có công tác giống trâu chưa được quan tâm đúng mức. Trong tình hình hiện nay, công tác giống trâu cần tập trung chọn lọc để bồi dục và nuôi thuần chủng những con giống tốt, nhằm nâng cao khối lượng, khả năng cho thịt và khả năng cày kéo.
Mỗi loài động vật có một bộ máy tiêu hoá khác nhau, chính vì vậy, các loại thức ăn dùng cho chúng cũng khác nhau. Trâu là động vật nhai lại, có dạ dầy bốn túi, có khả năng tiêu hoá và sử dụng nhiều loại thức ăn mà lợn, gà không sử dụng được. Thức ăn cho trâu rất đa dạng và phong phú.