Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ Thuật Ương Nuôi Cá Giống Nước Ngọt

Kỹ Thuật Ương Nuôi Cá Giống Nước Ngọt
Publish date: Tuesday. May 15th, 2012

Để có đàn giống tốt phục vụ cho nuôi thương phẩm, cần đặc biệt chú trọng đến khâu ương nuôi từ giai đoạn cá bột cho tới cá giống.

Chuẩn bị ao ương

Ao ương có diện tích từ 500-1000m2, có dạng hình chữ nhật. Chất đáy tốt nhất là đất cát hoặc cát pha, độ dày lớp bùn đáy không quá 15cm. Riêng đối với ương cá trắm cỏ thì không cần để bùn đáy vì không phải gây màu nước. Ao có đường cấp và thoát nước chủ động.

Ao được bơm cạn, vét bùn đáy, dùng vôi bột hoặc vôi nung với liều lượng 7-10 kg/100m2. Gia cố bờ ao chắc chắn, tránh để rò rỉ. Nước lấy vào ao cần lọc qua lưới, có thể tiến hành diệt tạp và khử trùng nước bằng Chlorine với liều lượng 3g/m3 nước. Sau khi diệt tạp từ 5-7 ngày có thể gây màu nước và thả cá.

Gây màu nước và ương cá

Tùy vào đối tượng ương nuôi mà tiến hành gây màu nước hoặc không. Khi ương một số loại cá như cá mè trắng, mè hoa, cá chép… cần phải gây màu nước tạo thức ăn tự nhiên cho cá.

Gây màu nước bằng đạm và lân với lượng 100-200g/100m3 nước theo tỷ lệ N:P là 2:1, bón khi trời có nắng đến khi nước có màu xanh vỏ đậu là có thể thả cá bột xuống ương.

Ở giai đoạn cá bột, cho cá ăn bằng lòng đỏ trứng hoặc cám gạo nấu chín. Giai đoạn cá hương từ 2cm đến 5-6cm, cá ăn thức ăn của loài vì vậy có thể ương đơn hoặc ương ghép. Cá trắm cỏ giai đoạn này có thể ương với mật độ 3.500-4.000 con/100m2. Hoặc ương ghép với tỷ lệ 70% cá trắm cỏ và 30% cá mè hoa hoặc mè trắng. Cá giống ở giai đoạn từ 6-10 cm hoặc lớn hơn thì ương với mật độ 1.500-2.000 con/m2.
 
Chăm sóc và quản lý

Đối với cá chép giai đoạn từ 2-3cm ương lên 8-10cm, có thể cho ăn thức ăn nhân tạo với lượng 4 kg/10.000 con/ngày trong 2 tuần đầu và tăng lên ở các tuần tiếp theo. Thành phần chủ yếu là thức ăn xanh và cám gạo. Cá trắm cỏ thức ăn chủ yếu là thực vật, các loại rau, bèo, bổ sung thêm chất bột. Lượng cho ăn từ 40-60 kg/10.000 cá ở giai đoạn ương từ 5-6cm lên 10-12cm.

Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, gây màu nước định kỳ 1 lần/tuần để đảm bảo thức ăn cho cá. Theo dõi cá nổi đầu vào buổi sáng sớm để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Theo dõi và điều trị kịp thời các bệnh trên cá giống. Phòng bệnh bằng cách bổ sung dinh dưỡng vào thức ăn cho cá, định kỳ dùng vôi với liều lượng 2-6 kg vôi bột/100m3 nước, hòa vào nước té đều xuống ao 2 tuần/lần. Với phân chuồng, cần ủ với vôi với lượng 5-7 kg/100 kg phân trong vòng 20 trước khi bón xuống ao.

Related news

Sâu bệnh phát sinh gây hại trên lúa Sâu bệnh phát sinh gây hại trên lúa

Do thời tiết nắng mưa xen kẽ nên các loại sâu bệnh đang tấn công các trà lúa vụ 3 và lúa hè thu đòng trổ, gây ảnh hưởng đến năng suất.

Wednesday. July 8th, 2015
Hàng trăm ha mía bị nhiễm bệnh trắng lá Hàng trăm ha mía bị nhiễm bệnh trắng lá

Hàng trăm ha mía tại phía Đông Nam tỉnh Gia Lai như: huyện Ia Pa, Phú Thiện, thị xã Ayun Pa… đang bị dịch bệnh trắng lá hoành hành. Điều này dấy lên nỗi lo ngại bởi khi nhiễm bệnh này, cây mía không còn khả năng cho thu hoạch. Nguy cơ lây lan bệnh là rất lớn, song lại chưa tìm ra thuốc đặc trị.

Wednesday. July 8th, 2015
Hồ tiêu tăng giá kỷ lục Hồ tiêu tăng giá kỷ lục

Theo các hộ trồng tiêu tại các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, 2 tuần trở lại đây, giá hạt tiêu đen đã tăng lên gần 240.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu sọ (tiêu trắng) cũng tăng từ 320.000 đồng lên gần 380.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất kể từ trước tới nay.

Wednesday. July 8th, 2015
Hiệu quả kinh tế từ mô hình sử dụng máy phun thuốc trong trồng rau Hiệu quả kinh tế từ mô hình sử dụng máy phun thuốc trong trồng rau

Vừa qua, tại Trạm khuyến nông Củ Chi thuộc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ giao nhận máy phun thuốc cho bà con nông dân tham gia “Mô hình cơ giới hóa trong trồng rau”. Đến dự buổi lễ giao nhận máy có Ông Võ Ngọc Đẹp, Phó giám đốc Trung tâm. đại diện địa phương và bà con nông dân tham gia mô hình.

Wednesday. July 8th, 2015
Tài trợ 2 triệu euro cho quản lý nước tưới cà phê Tài trợ 2 triệu euro cho quản lý nước tưới cà phê

Đại diện Tập đoàn Nestlé (nhà máy chế biến cà phê tại Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa), cho biết hiện đang phối hợp với Cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ 2 triệu euro và Công ty tư vấn EDE (Đức) thực hiện chương trình hỗ trợ quản lý nước hiệu quả cho 50 ngàn nông dân trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên.

Wednesday. July 8th, 2015