Kỹ thuật trồng và thâm canh Măng Cụt - Phần 1
I/-GIỚI THIỆU
Là cây ăn quả nhiệt đới, được trồng nhiều ở Thái lan, Mã lai, Philipin, Indonesia và Việt Nam; măng cụt được nhiều người ưa chuộng và là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới bởi lẽ dáng trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng.
Hiện nay, măng cụt ở Việt Nam chỉ cho trái khi cây trồng từ 8 -10 tuổi hay lâu hơn nữa tuỳ vào phương chăm sóc.
Sau đây là quy trình kỹ thuật chăm sóc cây măng cụt nhằm mục đích cây cho trái vào lúc đạt 4-5 tuổi đối với cây ghép và 5 năm đối với cây trồng hạt (cây con 2 năm tuổi trong vườn ương) và nhiều trái trọng lượng > 80g để có thể xuất khẩu.
II/- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
2.1/ Nơi trồng:
- Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là ở đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới.
- Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ và ẩm độ cao lương mưa dồi dào.
- Ở TP.HCM, cây măng cụt phát triển tốt ở các vùng đất dọc theo sơng Sài Gòn như: Nhị Bình (Hóc Môn), Trung An (Củ Chi)...
2.2/ Giống:
Do măng cụt là loại cây có hạt bất thụ phát triển từ phôi cái, nên cây trồng từ hạt cũng có đặc tính giống như cây mẹ.
Cây măng cụt Việt Nam và Thái Lan chỉ có 1 giống, do đó nhà vườn nên mua giống của Việt Nam để ít tốn kém.
2.3/ Nhân giống:
-Trồng bằng hạt: chọn hạt to (trọng lượng hạt >1g) và ươm hạt trong môi trường tro trấu hoặc mụi sơ dừa.
Khi cây con đạt 4 - 5 tháng tuổi mới chuyển sang bầu, đến khi cây con được 1 tuổi lại chuyển sang bầu to hơn, lúc này bầu phải có kích thước 25cm x 45cm để rễ măng cụt phát triển thuận lợi trong năm thứ 2.
Cả 2 giai đoạn này cần chọn vật liệu thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng làm bầu cho cây, có thể dùng hỗn hợp như sơ dừa + phân bị + đất = 3:1:1, tưới nước điều đặn và che mát cho cây.
Cần tưới nhẹ phân 2 tháng/lần theo công thức N:P:K = 15:15:15, kết hợp thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh nấm giúp cây phát triển tốt.
* Cách pha trộn phân để đạt tỉ lệ N:P:K = 15:15 :15
+ Urê(46%N) : 3,2 kg
+ Super lân(16,5% P2O5) : 9 kg
+ Kali (50 %K2O) : 3 kg
và cứ theo tỉ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết.
- Ghép ngọn: Chọn cây 2 năm tuổi để làm gốc ghép và chọn cành tương xứng với gốc ghép ở những cây đã cho trái để làm cành ghép (cành ghép có 3- 4 cặp lá), ghép theo kiểu niêm rồi dùng bao nilon bọc kín cành ghép và nơi ghép.
Sau khi ghép xong cần giữ trong nhà có che bóng và chăm sóc như trường hợp cây ươm hạt, sau 2- 3 tháng mới đưa ra ruộng sản suất.
Trồng bằng cây ghép cây sẽ cho trái khi đạt 5-6 năm tuổi tuỳ vào cách thức chăm sóc.
Các kết quả nghiên cứu ở Mã Lai cho thấy cây ghép có tỉ lệ cây chết sau khi trồng cao hơn cây trồng hạt.
Tóm lại, cây măng cụt trồng bằng hạt tốt hơn trồng bằng cây ghép.
2.4/ Khoảng cách trồng:
-Nên trồng măng cụt với khoảng cách 7-8 m/cây theo kiểu hình vuông.
Mặc dù trồng dày nhưng tán cây không được giao nhau; do đĩ, phải tỉa cành, tạo tán sớm và thường xuyên cho cây sau mỗi vụ thu hoạch.
2.5/ Chuẩn bị hố trồng:
Hố được đào với kích thước 60 x 60 x 60cm, bón lót 5-10 kg phân chuồng hoai kết hợp với 200g phân N- P- K/gốc.
2.6/ Đặt cây con:
Khi cây con đạt tiêu chuẩn mới đưa ra ruộng sản suất (cây 2 năm tuổi và có khoản 12- 13 cặp lá).
Đặt cây vào hố và lấp đất ngang mặt bầu, cắm cọc, giúp cây khỏi đổ ngã và che bóng cho cây.
2.7/ Che bóng:
Măng cụt là cây ưa bóng, đặc biệt trong giai đoạn từ 1-4 năm đầu.
Việc che bóng cho cây là điều cần thiết (giảm bớt 50- 60% ánh sáng) trong giai đoạn cây con phải dùng mái che, khi trồng nên che mát cho cây bằng vật liệu hay trồng chuối xung quanh đến cuối năm thứ 4, trồng chuối cách gốc măng cụt ít nhất 1m.
2.8/ Bón phân:
* Giai đoạn cây con: Mỗi năm nên bón 5- 10 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây và phân vô cơ theo công thức N:P:K= 15:15:15 ở giai đoạn cây chưa cho trái như sau:
Tuổi cây | Liều lượng(kg/cây/năm) | Số lần bón(lần/năm) |
1 | 0,5 | 2 - 4 |
2 | 1,0 | 2 - 4 |
3 | 1,5 | 2 - 4 |
4 | 2,0 | 4 - 4 |
* Giai đoạn cây cho trái: phân bón được áp dụng làm 3 lần như sau
- Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong, cần tỉa cành tạo tán và bón phân theo công thức N:P:K = 20:20:10 kết hợp với 10- 20 kg phân chuồng hoai/cây.
Pha trộn để đạt đúng với công thức N:P:K = 20 :20:10
+Urê(46%N): 4,5 kg
+Super lân(16,5% P2O5): 12,5 kg
+Kali (50 %K2O): 2,0 kg
- Lần 2: Trước khi ra hoa 30- 40 ngày bón phân vô vơ theo công thức N:P:K = 8:24:24 pha trộn để đạt đúng với công thức: +Urê(46%N): 1,7 kg
+Super lân(16,5% P2O5): 14,5 kg
+Kali (50 %K2O): 4,8 kg
Trong giai đoạn này tránh bón nhiều phân đạm vì sẽ kích thích ra lá mới làm chậm quá trình ra hoa.
- Lần 3: Bón lúc cây đậu trái xong (đường kính trái 2cm, bón phân vô cơ theo công thức N:P:K =13:13:21 pha trộn để đạt đúng với công thức: +Urê(46%N): 2,8 kg
+Super lân(16,5% P2O5): 7,8 kg
+Kali (50 %K2O): 4,6 kg
- Ngoài ra, còn có thể sữ dụng phân bón lá có tỉ lệ N:P:K =20:20:20 phun làm 5 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần bắt đầu từ tuần thứ 7 sau đậu trái.
- Liều lượng phân bón cho mỗi cây là tuỳ vào đường kính tán, tình trạng sức khoẻ và tuổi cây.
Đối với cây có đường kính tán 8 m đang phát triển bình thường thì có thể bón 2-4kg/ cây/lần (tức 6-12kg hỗn hợp/năm).
2.9/ Tưới nước:
Măng cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn, nhất là giai đoạn cây con và giai đoạn cây đang mang trái vì sau khi trổ (tháng 12dl) là thời kỳ không mưa.
Nếu thiếu nước ở giai đoạn cây con thì cây chậm lớn, khi cây mang trái nếu thiếu nước thì trái nhỏ và giảm phẩm chất.
Cần thiết phải tưới cách ngày cho cây giai đoạn trong ngay sau khi trổ.
Nơi nào gần sông rạch, nguồn nước ngọt, khai thông kinh mương cho nước ra vô thường xuyên.
2.10/ Tỉa cành tạo tán, cột cành:
Mục đích tỉa cành, là tạo sự thông thoáng cho cây để ánh sáng đến được tất cả các lá giúp quang hợp tốt, cắt bỏ những cành sống nhờ là những cành phía bên trong tán, hạn chế sự phát triển của rong rêu làm hại cây.
Khi cây còn nhỏ cần tỉa bỏ cành dày đặc, cành vượt, cành đan chéo nhau… để tạo cho cây có tán cân đối sau này.
Khi cây cho trái vào mỗi cuối vụ trái cần tỉa bỏ các cành bị sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, cành vô hiệu bên trong tán cây.
Đặc biệt phải tỉa ngắn lại những cành ở mặt ngoài tán, nhằm không cho tán cây giao nhau đồng thời kích thích cây ra đọt nhanh và nhiều hơn, công tác tỉa cành phải tiến hành trước đợt bón phân lần 1.
Dụng cụ tỉa ở giai đoan này là loại kéo lớn.
Ở cây có cành phát triển tốt hoặc cành chạm đất, cần thiết phải dùng dây kéo cành lên trên, nhánh măng cụt dòn nên dùng dây nilon chắt kéo cành vào thân chính để tránh gãy nhánh.
2.11/ Xử lý ra hoa sớm:
-Trái xuất khẩu ngoài tiêu chuẩn trong lượng > 80g, màu sắc trái phải tươi láng.
Muốn vậy, cần thiết phải thu hoạch đại bộ phận trái trước mùa mưa, nghĩa là phải làm cho cây măng cụt trổ hoa tháng 12dl và cây phải ra lá non từ tháng 8- 9dl.
- Để đạt vụ trái sớm như mong muốn, sau khi thu hoạch xong cần phải tỉa cành, tạo tán, bón phân sớm cho cây để giúp cây ra lá non sớm hơn(8-9 dl).
-Trường hợp cây không ra lá non sau khi bón phân thì có thể phun Urê đễ kích thích ra lá (100- 200g/20 lít nước).
Khi đọt non đã đạt 9- 10 tuần tuổi, tiến hành tạo khô hạn cho cây khoảng 3- 4 tuần.
Khi lá non có biểu hiện héo, hoặc đọt non bị mốp lại thì tưới thật đẫm, chỉ 1-2 lần để kích thích cho cây ra hoa.
Nếu cây không ra hoa thì tiến hành tạo khô hạn trở lại.
Giai đoạn trổ hoa cần tưới nước cách ngày để giúp hoa, trái phát triển tốt.
Related news
Hiện tượng măng cụt ra trái cách năm ở ĐBSCL chủ yếu là do khâu bón phân chưa được quan tâm đúng mức và một số yếu tố ngoại cảnh khác.
Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nuớc tưới. Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào.
Trái măng cụt đạt tiêu chuẩn ngon nhất thiết không bị sượng, trọng lượng trên 80 g/trái, không bị trầy xước, lem mủ và có màu sậm đẹp. Tuy nhiên, sượng trái là vấn đề nan giải với nhiều nhà vườn, nhất là vườn măng cụt còn trái trong mùa mưa.