Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng cụt
I. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Nơi trồng:
Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới.
Đất ở Sơn Tiên hoàn toàn có thể đáp ứng những điều kiện sinh trưởng và phát triển cây măng cụt...
Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào.
• Khoảng cách trồng : 6-7m/ cây.
• Chuẩn bị hố trồng
Hố được đào với kích thước 0,4m x 04m x 0,4m, bón lót 5-10 kg phân chuồng hoai kết hợp với 150g phân DAP/hốc.
Dấp cao 35cmxrộng 80cm..
• Đặt cây con
Khi cây con đạt tiêu chuẩn mới đưa ra ruộng sản xuất.
(cây có 1- 2 cặp cành cấp 1).
Đặt cây vào hố lấp đất ngang mặt bầu, cắm cọc giử cây khỏi đổ ngã, tưới nước và che bóng cho cây ngay sau khi trồng.
2. Che bóng:
Măng cụt là cây ưa bóng, đặc biệt trong 2 năm đầu.
việc che bóng cho cây con là điều cần thiết ( cây của ĐÔNG PHƯƠNG chỉ cần giảm bớt 30-40% ánh sáng buổi trưa),
3. Bón phân
a. Giai đoạn cây con:
Bón 5-10 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây và phân vô cơ theo công thức N:P:K 15:30:15
Năm đầu tiên bón 0.5kg, các năm sau bón tăng khỏang 0,5kg/năm cho đến hết thời kỳ xây dựngcơ bản(4-5năm).
Chia ra 3-4 lần bón/năm.
b. Giai đọan cây cho trái:
- Lần 1: Sau khi thu hoạch xong cần tỉa cành, tạo tán bón 20-30kg phân chu62ng lọai kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao để giúp cây nhanh ra đọt mới.Bón phân chuyên dùng giai đọan 1 hay NPK 16-16-8 hoặc NPK 20-20-10.
- Lần 2: Trước khi cây ra hoa 30-40ngày, giai đọan này nên sử dụng phân vô cơ có hàm lượng lân và Kali cao.
Tránh bón nhiều phân đạm sẽ làm cho cây ra lá giảm sự ra hoa.
Bón phân chuyên dùng cây ăn trái giai đọan 2 hoặc NPK 8-24-24
- Lần 3: Sau khi đậu trái lúc trái khỏang 2 cm, bón phân có hàm lượng Kali cao, bón phân với công thức NPK 13-13-21 hoặc phân chuyên dùng giai đọan 3.
Liều lượng phân:
Từ 5-10 năm tuổi, bón 0,4-0,7 kg vô cơ/lần/cây.
- Sau 10 năm tuổi có thể bón từ 0,7-10kg phân vô cơ/lần/cây và tăng dần cho các năm sau.
Công thức bón cũng có thể tăng giảm hoặc thay đổi tùy thuộc vào điều kiện đất trồng, đường kính tán, năng xuất thu hoăch vụ trướcvà tình hình sinh trưởng của cây.
Ngoài ra có thể phun phân bón lá 3 lầnmỗi lần cách nhau 1 tuần và bắt đầu phun vào hai tuần sau khi đậu trái và trong giai đọan trái phát triển cần bón thêm Ca(NO3)2 hoặc bón vôi 2kg/cây sẽ tăng được phẩ chất trái.
4. Tưới nước:
Măng cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn, nhất là giai đoạn cây con và cây đang mang trái nên cung cấp đầy đủ nước trong thời kỳ không mưa.
5. Trồng xen:
Cây măng cụt sinh trưởng chậm lâu cho trái và trồng với khỏang cách khá xa nhau nên trong những năm đầu để tận dụng diện tích đất và có thêm nguồn thu nhập có thể trồng một số cây ngắn ngàyhoặc cây ăn quả sinh trưởng nhanh (như chuối chanh ổi dứa cam…).
Cây măng cụt trồng xen canh trong vườn dừa với mật độ thích hợp cũng có thể đạt hiệu quả kinh tế cao.
6. Tỉa cành tạo tán, cột cành:
Cần cắt bỏ những cành bên trong tán , cành mọc đan chéo nhau.
Mục đích tỉa cành lá là tạo sự thông thoáng và giúp cây quang hợp tốt.
Khi cây còn nhỏ cần tỉa bỏ cành mọc dày đặc, cành vượt, cành đan chéo nhau ...
để tạo cho cây có tán thông thoáng và cân đối .
Khi cây đã cho trái vào mỗi cuối vụ trái cần tỉa bỏ cành bị sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, cành vô hiệu bên trong tán cây.
Đặc biệt phải tỉa ngắn lại những cành ở mặt ngoài tán nhằm không cho tán cây giao nhau đồng thời kích thích cây ra đọt nhanh và nhiều hơn, công tác tỉa cành phải tiến hành ngay sau đợt bón phân lần 1 và công tác tỉa cành phải thực hiện xong trong một tuần sau khi bón phân.
Dụng cụ tỉa ở giai đoạn nầy là loại kéo để cắt cành trên cao.
Ở cây có cành phát triển tốt hoặc cành chạm đất, cần thiết phải dùng dây kéo cành lên trên, nhánh măng cụt dòn dể gẩy nên cần dùng dây ni lông chắc để kéo cành nhằm tránh gẩy nhánh.
7. Xử lý ra hoa sớm:
Để vườn có trái sớm như mong muốn, sau khi thu hoạch xong cần bón phân, tỉa cành tạo tán sớm cho cây để giúp cây ra lá non sớm hơn (tháng 8-9).
Trường hợp cây không ra lá non sau khi bón phân thì có thể phun urea để kích thích cây ra lá non với liều lượng 50-100 g/10 lít.
Khi đọt non đạt 9-10 tuần tuổi tiến hành tạo khô hạn cho cây trong khoản 3-4 tuần.
Khi lá non có biểu hiện héo, hoặc đọt non bị móp lại thì tiến hành tưới thật đẫm 1-2 lần để kích thích cây ra hoa.
Nếu cây chưa ra hoa thì tiến hành tạo khô hạn và tưới nước trở lại.
II. Thu hoạch bảo quản:
Hái trái lúc trái có màu hồng, khi hái phải thật cẩn thận và tránh sự va chạm mạnh trên trái nhằm giảm đến mức thấp nhất sự xây xát.
Nên dùng dụng cụ có túi vải để hái trái, tránh để trái rơi tự do trên mặt đất làm xay xát vỏ trái...
Bảo quản trái ở 130C chứa trái tròn túi plastic có đục lổ sẽ giử trái được 28 ngày.
Bảo quản ở 200 C giữ được 21 ngày, nhưng nếu chứa trong túi plastic kín giử được 49 ngày.
Related news
Xì mủ, sượng trái là một hiện tượng khá phổ biến trên cây măng cụt. Triệu chứng dễ thấy là vỏ trái bị xì mủ, thịt trái bị sượng, phẩm chất giảm trầm trọng.
Do đặc tính của măng cụt là loài ra hoa trên đầu cành của đọt mới, nên việc cho măng cụt ra hoa sớm trước hết phải làm cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt.
Hiện tượng măng cụt ra trái cách năm ở ĐBSCL chủ yếu là do khâu bón phân chưa được quan tâm đúng mức và một số yếu tố ngoại cảnh khác.