Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sapo
Sapoche có vị ngọt và mùi thơm dịu.
Màu sắc trái không thay đổi nhiều khi chín.
Sapoche có chứa nhiều đường fructose và sucrose, chứa nhiều chất xơ giúp trị táo bón.
Chất xơ trong lồng mứt giúp bảo vệ chất nhầy trong dạ dày và chất tannin kháng khuẩn, kháng viêm nên có tác dụng chống ung thư.
Kỹ thuật trồng sapoche:
Đất trồng: Sapoche trồng ở nhiều như: Bến Tre, Tiền Giang, Bình Dương… sapo dễ trồng, ít sâu bệnh, không kén đất, có thể trồng trên đất bị nhiễm chua, nhiễm mặn hoặc những gò đồi khô hạn, thiếu nước.
Cách trồng sapoche: Đào hố với kích thước 60x60x60 cm hoặc 80x80x80cm.
Khi thời tiết thuận lợi như trời dâm mát, đất đủ ẩm thì tiến hành trồng cây.
Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu, đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt.
Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.
Tưới nước: Trong 3 năm đầu, cây rất cần nước, nhất là vào mùa khô.
Do vậy, bà con nông dân cần tưới 2 ngày/lần.
Vào mùa mưa ngưng từ 2-3 ngày thì tưới lại.
Sapo cần nước rất cao, do đó cần cung cấp nước đầy đủ sử dụngphương pháp tưới bằng cách dùng mô tưa tưới khắp trên mặt nước, áp dụng kỹ thuật trồng sapoche thật tốt để cây phát triển đều.
Chăm sóc cây sapoche:
Bón phân: Mỗi năm cần bổ xung lượng dinh dưỡng như sau: 0,6 – 1,0kg ure + 1kg supe lân + 0,6 – 1,0 kg kali clorua/cây.
Khi cây đã ra nhiều quả cần bổ xung thêm phân chuồng với lượng 20 – 50kg/cây, từ 2 – 3 năm bón phân chuồng một lần.
Tỉa cành: Trong các năm đầu nên tỉa bớt ngọn, cắt bỏ các cành mọc thấp từ 1,2m – 1,5m, bỏ các cành bị sâu bệnh và các cành nằm chen chúc trong các tán giữa cây.
Phòng trừ sâu bệnh: Sapoche được xem là cây ăn quả ít sâu bệnh, nhưng để bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa đậu quả được khi trồng sapoche nhiều cần chú ý các loại sâu bệnh sau: Ruồi hại quả : Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn.
Dùng bẫy bả, dùng 1-2 giọt Methyleugenol + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát.
Sâu tiện vỏ: Cần theo dõi và phát hiện sớm khi sâu mới gây hại.
Dùng dao cậy lớp vỏ tại vị trí có mùn cưa mới nhất, dùng que sắt nhỏ luồn theo đường đi của sâu để giệt sâu, hoặc dùng thuốc sâu thấm vào miếng giẻ nhỏ và nhít kín lỗ sâu vừa khoét.
Để cây sapoche ra trái tốt và đạt năng xuất cao bà con nên nghiên cứu kỹ thuật trồng sapoche thật kỹ, chăm sóc chúng khi trồng để có lực cho cây phát triển đậu nhiều trái.
Chúc bà con thành công!