Home / Cây ăn trái / Lồng mức (Sa-pô-chê)

Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 4

Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 4
Author: Nguyễn Trung Hiếu
Publish date: Sunday. September 11th, 2016

B. Bệnh hại:

1. Bệnh đốm lá:

Trên lá có nhiều đốm bệnh nhỏ màu nâu đỏ, sau đó lớn dần có hình tròn, đường kính vết bệnh 1-3 mm, tâm màu xám trắng, viền màu nâu đậm hoặc nâu đỏ.

Ở tâm vết bệnh có thể thấy những ổ nấm nhỏ màu đen.

Phòng trừ: Phun các lọai thuốc thông thường như hỗn hợp Bordeaux,  Zineb, Benomyl hay Funguran 20-30 g/bình 8 lít, cocide.

2. Bệnh bồ hóng

- Nấm bệnh tạo thành từng mảng đen như bồ hóng bám trên mặt lá, trên trái làm giảm quang hợp của lá, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

-  Bồ hóng bám trên trái làm mã trái xấu bán không được giá.

Nấm bệnh phát triển trên các vườn vú sữa có rầy mềm, rệp sáp, rệp dính…vì chất thải của rầy, rệp giúp nấm phát triển.

- Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa nắng, bồ hống dể bị rữa trôi trong mùa mưa

Phòng trị:

- Không trồng quá dày.

- Tỉa cành tạo tán hợp lý để vườn cây thông thoáng.

- Mùa nắng, chú ý phòng trị rệp sáp, rầy mềm, rệp dính, bằng các loại thuốc như: Trebon 10EC, Actara…

 - Khi thấy có nấm bồ hóng: phun các loại thuốc có gốc đồng như: Coc 85, Copper Zine, Copper B…

3. Bệnh cháy khô đầu, mép lá:

Đây là bệnh khá phổ biến trên cây sapô và chủ yếu xâm nhiễm ở các lá ngọn.Bệnh làm cháy khô từng mảnh lớn ở đầu hoặc mép lá.

Phòng trị: Dùng các loại thuốc trừ nấm Benomyl hay Appencarb, Daconil với liều lượng như khuyến cáo.

4. Bệnh đốm  mốc xanh, mốc xám:

Thường xuất hiện mặt trên của các lá già .Các đốm bệnh có hình tròn, kích thước từ 0,5-3 mm, màu trắng xám hay xanh đọt chuối .Ở tâm vết bệnh có thể có các ổ nấm màu đen.

Không trồng dày, vệ sinh vườn tượt, tạo điều kiện thông thoáng tránh ẩm độ cao trong vườn.

Đồng thời có thể phun các loại thuốc gốc đồng hay hỗn hợp thanh phèn theo tỷ lệ 1:1:100 hoặc Cocide ,Coc 85…

V. Thu hoạch và bảo quản:

Khoảng 4,5 tháng sau khi trổ hoa trái đủ già và chín. Quả bắt đầu thu hoạch được khi có các dấu hiệu sau:

Quả rạng nứt và bong ra; vỏ quả chuyển thành màu xanh vàng và nhẵn; khi hái mủ ở cuống quả chảy ra ít hoặc không có nên hái quả từng đợt cách nhau từ 1 - 2 lần/tuần.

Để sapo giữ được lâu và quả có màu sắc đẹp, sau khi thu hoạch quả sapo, bà con đem lau rửa trong nước có pha 1 ít nước rửa chén bằng vải mịn hoặc vòi phun nước, sau đó rửa bằng nước sạch.

Cuối cùng, ngâm quả trong nước có pha nước quả hạnh. 


Related news

Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 1 Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 1

Sapôchê hay còn gọi là hồng xiêm (gọi tắt là sapo). Đây là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở vùng Tây Nam Mehico.

Sunday. September 11th, 2016
Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 2 Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 2

Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 2

Sunday. September 11th, 2016
Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 3 Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 3

Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 3

Sunday. September 11th, 2016