Home / Trồng nấm / Nấm bào ngư

Kỹ Thuật Trồng Nấm Bào Ngư

Kỹ Thuật Trồng Nấm Bào Ngư
Publish date: Tuesday. January 25th, 2011

Nấm bào ngư là loại thức ăn ngon, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao, cung cấp một lượng đáng kể chất đạm, đường bột, nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời là dược liệu quí giá trong việc duy trì, bảo vệ sức khỏe phòng chống nhiều bệnh kể cả ung thư, ung bướu và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

1. Nguyên liệu

Nguyên liệu chính làm môi trường nuôi nấm là các loại phế thải nông nghiệp giàu chất cenluloz như: rơm rạ và mùn cưa thuộc loại gỗ mềm và không có nhựa ngăn meo nấm phát triển như gỗ cao su, xoài, so đũa, thân bắp, cùi bắp…..

Nguyên liệu sau khi qua xử lý, ủ chín, phối trộn chất dinh dưỡng, vô bịch, hấp tiệt trùng, cấy meo giống. Sau 20 – 25 ngày tơ nấm mọc đầy bịch phôi, lúc này bịch phôi được đem ra nhà nấm chăm sóc thu hoạch quả thể.

2. Chuẩn bị nhà nấm:

Vật liệu: Làm nhà nấm bằng tre, lá , lưới, ny lon. Có thể tận dụng sàn nhà để treo bịch phôi nấm, xung quanh nhà trồng nấm có thể bao lưới cước hoặc nylon để giữ ẩm độ, hạn chế côn trùng giúp cho nấm phát triển tốt.

Nhà trồng nấm: Phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng khí, thoát nước và giữ được độ ẩm. Các  bịch phôi nấm có thể xếp đặt trên các bệ (bằng tre hay sắt) hoặc treo dưới các thanh ngang, mỗi hàng cách nhau 20 – 30cm, mỗi dây cách nhau 20 – 25cm, mỗi dây có thể treo từ 6 – 10 bịch phôi. Tốt nhất bố trí dàn treo theo từng khối một, mỗi khối rộng từ 1,4 - 1,6m, chiều dài tùy theo nhà trồng. Mỗi khối chừa các lối đi để tiện chăm sóc và thu hái.

- Trước khi đưa nấm vào nhà nuôi trồng ta cần khử trùng nhà nấm bằng vôi bột cứ 100gr vôi bột/1m2 rãi đều xung quanh nền nhà nấm.

Sau khi nhà nấm chuẩn bị xong ta tiến hành đưa bịch phôi nấm vào chăm sóc.

3. Đưa bịch phôi nấm vào nhà trồng và chăm sóc

Chọn những bịch có sợi tơ nấm mọc trắng đều bịch, sau đó tiến hành tháo nút bông phía trên miệng bịch phôi hoặc dùng dao lam rạch từ 3 – 4 đường dài khoảng 3 – 4cm trên bịch phôi, sau khi rạch bịch để ngày hôm sau mới phun tưới nước.

Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất độc hại nấm và nên tưới bằng bình phun sương hay vòi phun thật mịn.  Tưới nước nhiều hay ít tùy theo ẩm độ không khí của nhà nuôi nấm. Bình quân 2 lần/ngày, nếu khô thì từ 3 – 4lần/ngày.

Độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt 85-90%. Nhiệt độ thích hợp 25-32oC, nhiệt độ tối ưu 27-28oC. Ánh sáng khuyếch tán (có thể đọc sách được) đây là điều kiện thích hợp nhất để tạo quả thể nấm phát triển.

Cách tưới: Không tưới thẳng lên bịch phôi mà phun xịt tạo mưa nhẹ rơi từ trên xuống, tưới ướt các vách, nóc và nên nhà để tạo độ ẩm không khí cần thiết cho nhà trồng nấm. Tùy theo thời tiết mà tưới nhiều hay ít để tạo ẩm cho nhà trồng nấm, mỗi ngày tưới 2 – 4 lần (khi mưa dầm ẩm ướt, không cần tưới). Lưu ý là không để giọt nước bắn thẳng vào nụ nấm mà làm hư hỏng nó.

4. Một số điểm lưu ý khi trồng nấm bào ngư:

- Nhạy cảm với môi trường: Ngoài các tác nhân ảnh hưởng như nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng,.... nấm bào ngư đặc biệt nhạy cảm với tác nhân gây ô nhiễm môi trường như hóa chất, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, kể cả trong nguyên liệu cũng như không khí và môi trường xung quanh khu vực nuôi trồng. Trong điều kiện ô nhiễm trên, tai nấm sẽ bị biến dạng hoặc ngừng tạo quả thể. Vì vậy, khi nấm bào ngư phát triển tốt thì nấm thu hoạch được chắc chắn sẽ là một loại ra sạch.

- Dịch bệnh gây hại nấm: Chủ yếu là mốc xanh Trichoderma và ấu trùng ruồi nhỏ. Đối với mốc xanh, có thể hạn chế bằng cách khử trùng tốt nguyên liệu hoặc nâng pH. Đối với ấu trùng ruồi nhỏ, để ngăn ngừa nhà trồng cần có lưới chắn và vệ sinh nhà trại, không cho ổ dịch phát sinh.

- Dị ứng do bào tử nấm bào ngư: Nếu hít phải có triệu chứng khó thở, có nhiều vết đỏ ở tay, nhức đầu, ho và sốt. Khắc phục bằng cách đeo khẩu trang khi vào nhà nuôi trồng, tưới ẩm cho nhà trồng.


Related news

Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm bào ngư (nấm sò) Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm bào ngư (nấm sò)

Nấm nói chung là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, hàm lượng protein (đạm thực vật) có trong nấm tương đương với thịt, cá và rất giàu chất khoáng, acid amin. Do nấm được trồng trong môi trường sạch: không phân bón, không thuốc sát trùng, nước tưới cũng phải sạch nên nấm được đánh giá là "rau sạch, thịt sạch", có lợi cho người ăn kiêng nói riêng và cho mọi người nói chung.

Monday. September 26th, 2016
Quy trình kỹ thuật sản xuất nấm bào ngư Quy trình kỹ thuật sản xuất nấm bào ngư

Nấm sò có tên khoa học là Pleurotus spp., còn có tên khác là nấm bào ngư. Nấm sò có nhiều loại, khác nhau về màu sắc, hình dạng, khả năng thích nghi với các điều kiện nhiệt độ: loại chịu lạnh nhiệt độ thích hợp từ 15-20oC, loại chịu nhiệt thích hợp ở điều kiện nhiệt độ 25-30oC.

Monday. September 26th, 2016
Trồng nấm bào ngư trên mạt cưa: Chi phí ít, lãi cao Trồng nấm bào ngư trên mạt cưa: Chi phí ít, lãi cao

Nấm bào ngư có đặc điểm phát triển rất nhanh trên mạt cưa thật mục, vì thế có thể tận dụng nguồn mạt cưa để sản xuất nấm, vừa tốn ít chi phí mà hiệu quả kinh tế lại cao.

Monday. September 26th, 2016
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm Sò (Bào ngư) trên mùn cưa Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm Sò (Bào ngư) trên mùn cưa

Nấm sò là một loại nấm khá phổ biến hiện nay, với nhiều thành phần dinh dưỡng có trong nấm thì nấm sò tươi thuộc loại thực phẩm đang được ưa chuộng.

Monday. September 26th, 2016
Kỹ thuật trồng nấm linh chi, nấm bào ngư Kỹ thuật trồng nấm linh chi, nấm bào ngư

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nơi bán phôi nấm, để đảm bảo, bạn nên chọn mua phôi ở những nơi có uy tín lâu năm và có nhiều người đang trồng phôi nấm của cơ sở đó.

Monday. September 26th, 2016