Home / Trồng nấm / Nấm bào ngư

Trồng nấm bào ngư trên mạt cưa: Chi phí ít, lãi cao

Trồng nấm bào ngư trên mạt cưa: Chi phí ít, lãi cao
Author: Kỹ sư Ô Kim Duy
Publish date: Monday. September 26th, 2016

Nguyên liệu chính để trồng nấm bào ngư là mạt cưa được làm ẩm bằng nước vôi 1% ủ thành đống, để lên men khoảng 2 - 3 ngày, sau đó trộn đều cho vào núi nylon (loại PE hoặc PP) cỡ 1 - 1,5kg, có cổ bằng nhựa hoặc giấy bìa cứng, chừa miệng rộng 2,5cm cao khoảng 3 - 4cm.

Sau khi đem hấp khử trùng khoảng 24 giờ rồi để nguội từ 24 - 28 giờ mới cấy meo giống. Cần chú ý dụng cụ cấy meo phải được khử trùng tránh nhiễm tạp hay mầm bệnh, cuối cùng đậy miệng túi bằng bông gòn không thấm nước rồi đem đi ủ khoảng 25 – 30 ngày, sau đó bắt đầu chuyển sang giai đoạn tưới nước và đón nấm.

Túi có thể treo trong trại hoặc nhà, mỗi xâu từ 5-7 túi, xâu này cách xâu kia khoảng 25cm. Túi rạch dọc thành nhiều đường để nấm có thể nảy nở ra ngoài hoàn toàn, thời gian nấm non phải tưới bằng bình phun sương để không gây hư hại cho nấm. Trời nóng nên làm vách hở chân để thông thoáng, trời lạnh cần che kín chân nhất là ban đêm để giữ ấm cho nấm. Nhiệt độ thích hợp: 20 – 30 độ C, độ ẩm không khí khoảng 80 - 90%. Nhà phải sạch sẽ và đủ ánh sáng nhưng không bị chiếu nắng, có khả năng giữ ẩm, không bị gió lùa nhưng không bí quá làm ngộp nấm.

Sau 1 tuần kể từ lúc lên giàn, nấm sẽ ra đồng loạt theo từng đợt, mỗi đợt cách nhau từ 7 – 10 ngày. Khi hái nên hái từng chùm. Cần làm vệ sinh sạch sẽ gốc nấm còn sót lại trong bịch nấm. Nấm hái xong, nên cắt gốc cho sạch và cho vào túi nylon có đục nhiều lỗ nhỏ (thông khí, tế bào nấm không bị ngộp chết). Thu hoạch đợt 1 ở cổ bịch xong, ta dùng dao lam sạch rạch bịch ở đáy và 2 bên hông mỗi nơi 1 đường dài chừng 3 - 4cm. Kết thúc một đợt thu hái (chừng 4 - 5 ngày), ta ngừng tưới trong khoảng 2 ngày để tơ nấm phục hồi.

Nếu thấy bịch đã xốp nhẹ thì có thể dồn nén bịch lại. Nấm bào ngư trong điều kiện được giữ lạnh ở 5 - 8 độ C, có thể giữ tươi từ 5 - 7 ngày. Nấm dễ làm khô, chỉ cần dàn mỏng để nơi thoáng có gió là nấm khô queo lại. Nếu phơi và sấy thì thời gian càng nhanh hơn. Nhiệt độ sấy khoảng 50 độ C. Nấm khô có mùi thơm đặc trưng hơn nhưng không giòn, ngọt như nấm tươi. Tỷ lệ nấm khô/nấm tươi là 1/10 (10kg tươi thu được 1kg nấm khô).


Related news

Cách trồng nấm bào ngư tại nhà hiệu quả Cách trồng nấm bào ngư tại nhà hiệu quả

Nhu cầu thực phẩm sạch hiện nay đang là một đề tài được bàn luận rất sôi nổi. Đây là một nhu cầu rất thiết thực và có ý nghĩa khi mà có quá nhiều thực phẩm kém chất lượng đang được bày khắp các chợ kể cả siêu thị mà không được kiểm tra giám sát.

Monday. September 26th, 2016
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm bào ngư (nấm sò) Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm bào ngư (nấm sò)

Nấm nói chung là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, hàm lượng protein (đạm thực vật) có trong nấm tương đương với thịt, cá và rất giàu chất khoáng, acid amin. Do nấm được trồng trong môi trường sạch: không phân bón, không thuốc sát trùng, nước tưới cũng phải sạch nên nấm được đánh giá là "rau sạch, thịt sạch", có lợi cho người ăn kiêng nói riêng và cho mọi người nói chung.

Monday. September 26th, 2016
Quy trình kỹ thuật sản xuất nấm bào ngư Quy trình kỹ thuật sản xuất nấm bào ngư

Nấm sò có tên khoa học là Pleurotus spp., còn có tên khác là nấm bào ngư. Nấm sò có nhiều loại, khác nhau về màu sắc, hình dạng, khả năng thích nghi với các điều kiện nhiệt độ: loại chịu lạnh nhiệt độ thích hợp từ 15-20oC, loại chịu nhiệt thích hợp ở điều kiện nhiệt độ 25-30oC.

Monday. September 26th, 2016