Kỹ Thuật Trồng Khoai Từ - Khoai Vạc
Kỹ thuật trồng khoai từ - khoai vạc
Khoai Từ, vạc là hai loài cây có củ thuộc họ củ nâu (Dioscoreaceae). Tại Việt Nam, từ, vạc có ở khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng trung du và bán sơn địa.
- Từ, vạc dễ sống, trồng được trên mọi loại đất, chịu hạn tốt.
- ít bị sâu bệnh.
- Ngoài công dụng là cây lương thực, thực phẩm còn được xuất khẩu.
- Có hiệu quả kinh tế cao gấp hai lần so với trồng lúa trên cùng diện tích. Nếu trồng thâm canh sẽ thu lợi gấp 4-7 lần.
Nguồn giống :Khoai vạc có 4 giống
- Mỡ trắng số 10: lá nhỏ, vỏ củ nhẵn màu nâu sẫm, thịt củ trắng. Mỗi khóm có 1-2 củ, nặng 1,5-3kg.
- Mỡ đầu rồng: lá to, củ hình đầu rồng, vỏ củ nâu sẫm, thịt củ trắng, ngon. Mỗi khóm có 2-3 củ, nặng 7-8kg.
- Củ nổi số 6: lá to, vỏ củ nâu, thịt củ trắng, ngon. Mỗi khóm có 1-2 củ, nặng 4-5kg.
- Vạc hương ruột tím: lá nhỏ, vỏ nâu đen, thịt củ tím, thơm. Mỗi khóm có 1-2 củ, nặng 1,5-2kg.
Khoai từ có 2 giống
- Từ lông số 1: lá nhỏ, củ hình bầu dục, vỏ màu vàng sẫm, có lông. Thịt củ trắng ngà, thơm ngon. Mỗi khóm có khoảng 18 củ, nặng 1,2kg.
- Từ gai số 57: gốc thân có gai, lá to, củ hình trứng, vỏ màu nâu vàng. Mỗi khóm có khoảng 9 củ, nặng 1,3kg.
Thời vụ trồng :
Trồng tháng 2-4 dương lịch khi bắt đầu có mưa (riêng vùng Tây Bắc có thể muộn hơn).
Cách trồng
+ Trồng từ, vạc trên đất tận dụng (trong vườn, nương đồi).
* Giống:
- Giống khoai vạc (mỡ đầu rồng, củ nổi số 6) cắt thành miếng (rộng 5cm, dài 5-7cm) chấm tro bếp để nơi khô ráo cho khô vết cắt rồi đem trồng.
- Giống khoai từ (từ gai số 57): lấy nguyên củ cỡ quả trứng gà trở lên đem trồng.
* Đào hốc: Hốc đào trên đất tơi xốp, thoát nước, gần cây cao cho từ, vạc leo.
Kích thước hốc:
- Khoai vạc, rộng: 50x50cm, sâu: 40-50cm.
- Khoai từ: hẹp và nông hơn.
* Trồng: Hốc bỏ đầy phân chuồng, rơm rác mục, tro bếp rồi phủ lớp đất bột mỏng, sau đó đặt mỗi hốc 2-3 miếng (củ) giống). Vùi sâu 7-8cm (khoai từ vùi 5-6cm). Trên phủ rơm rạ giữ ẩm.
* Chăm sóc: làm sạch vỏ và vun gốc lấp kín củ. Sau khi trồng 2-3 tháng, nếu thấy cây kém phát triển thì bón thêm kali và đạm (1 thìa canh/hốc), rải đều xa gốc 1 gang tay.
Trồng thâm canh (khi có điều kiện đầu tư).
* Giống: khoai mỡ trắng số 10, vạc hương ruột tím và từ lông số 1 (miếng cắt và củ giống như trên). Lượng giống cho 1 sào: 800-1.000 miếng (củ) khoảng 35-40kg/sào.
* Làm đất: làm đất nhỏ, sạch cỏ, lên luống theo đường đồng mức.
* Trồng:
Đặt củ giống tránh tiếp xúc với phân. Mỗi hốc đặt 1-2 miếng (củ) giống. Sau khi trồng phủ mặt luống bằng rơm rạ hay ràng ràng.
* Lượng phân bón cho 1 sào:
Cách bón: có thể bón lót toàn bộ lượng phân hoặc toàn bộ phân chuồng + lân + một nửa kali và đạm. Số còn lại bón thúc sau trồng 2-3 tháng. Lân và phân chuồng bón giữa luống. Đạm và kali giữa các hốc rồi vun luống. Có thể dùng hoàn toàn phân chuồng và rác mục.
* Chăm sóc:
- Làm sạch cỏ.
- Cắm cọc hoặc làm giàn cao 50-100cm cho cây leo (cầu vồng hoặc giàn chéo).
- Tránh vun xới khi cây đã hình thành củ (4 tháng sau khi trồng).
Để phòng trừ bệnh đốm lá có thể phun manep hoặc captan (2 gam + 10 lít nước). Mỗi lần phun cách nhau 10-15 ngày.
Chú ý: nên trồng luân canh để tránh sâu bệnh.
Xen canh từ, vạc với khoai mùng.
* Có tác dụng:
- Tăng nguồn thức ăn xanh cho lợn.
- Tăng thu nhập.
- Chống xói mòn đất.
* Cách trồng:
- Từ, vạc trồng mật độ như trồng thuần.
- Trồng xen hai hàng từ vạc, một hàng khoai Tam Đảo vì loại cây này chịu bóng râm.
* Phân bón và cách bón cho từ, vạc (cho 1 sào) như sau:
Thu hoạch và bảo quản
* Thu hoạch vào tháng 9-11 khi lá ở gốc chuyển màu vàng, tia củ nâu sẫm. Đào tránh xây sát củ.
- Chọn củ giống mã đẹp, không bị sâu bệnh, buộc túm treo nơi khô mát hoặc để dưới gậm giường tới tháng 2-3 năm sau.
- Bảo quản củ để ăn trong vòng 3-5 tháng (khoai vạc), 1-2 tháng (khoai từ). Có thể lưu tại vườn hàng năm.
Related news
Công trình nghiên cứu quy trình kỹ thuật trồng môn sáp năng suất cao, sạch bệnh do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ thực hiện tại cao nguyên Vân Hòa (huyện Sơn Hòa) giúp nông dân trồng được môn sạch bệnh, năng suất cao.
Có 2 loại: giống dọc trắng và giống dọc tía. Giống dọc trắng có chiều cao cây, trọng lượng củ trung bình trên khóm và năng suất củ cao hơn.
Kết hợp với kết quả nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc từ các giống khoai tây nhập nội và trong nước trong nhiều năm qua của các nhà khoa học, của các viện, các trường và các cơ sở nhân giống, cùng với kết quả bước đầu của mình, dự án " Khoai tây Việt-Đức “ giai đoạn 1 đã giới thiệu một số giống khoai tây thịnh hành ở ĐBSH để bà con nông dân tham khảo, áp dụng:
Sau hơn một năm tiến hành thử nghiệm, kỹ sư (KS) sinh học Lê Văn Cường (phường 8, TP Đà Lạt) đã nhân giống khoai tây thành công trong môi trường không khí (khí canh) chứ không trồng dưới đất theo cách thông thường.
Khác với kỹ thuật trồng khoai tây theo phương pháp truyền thống từ trước đến nay là làm đất, bón phân lót, lên luống, trồng, chăm sóc, vun gốc v.v… vụ đông 2009 vừa qua KS. Nguyễn Hữu Khương, cán bộ kỹ thuật công ty TNHH An Phú Nông đã trồng thử nghiệm thành công 2 mẫu khoai tây trên chân đất 2 vụ lúa bằng biện pháp kỹ thuật mới, kỹ thuật trồng không cần làm đất có che phủ rơm rạ cho năng suất cao, chất lượng khoai thương phẩm tốt mà chi phí sản xuất lại giảm nhiều.