Home / Rau củ quả / Đậu đũa

Kỹ Thuật Trồng Đậu Đũa AG 10

Kỹ Thuật Trồng Đậu Đũa AG 10
Publish date: Friday. February 18th, 2011

Sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với điều kiện thời tiết, thích nghi rộng, trồng được quanh năm.

I. Đặc điểm giống:

+ Trái dài 55-60cm, thịt dày, ngon ngọt.

+ Hạt màu đen, nhiều trái, thu hoạch sớm.

+ Thu hoạch: 40 - 45 ngày sau trồng, thời gian thu kéo dài 40 - 45 ngày, chăm sóc tốt thời gian thu có thể kéo dài hơn.

+ Năng suất: 25-35 tấn/ha.

II. Kỹ thuật canh tác:

1. Làm đất:

-Xới 1-2 lần cho tơi đất, lên luống cao 15-20cm. Khoảng cách 2 tim mương 1,6m, bón lót vôi đều trên luống trước khi gieo 10-15 ngày.

-Trải bạt 1,2 m, đục 2 lỗ cách nhau 0,8m.

2. Gieo hạt:

-Lượng giống: 15-16kg/ha. Ngâm hạt 1 giờ, vớt ra để ráo nước.

-Trồng 2 hàng cách nhau 0,8 m; cây cách cây 40cm; mỗi lỗ gieo 3 hạt, sâu khoảng 2cm, sau tỉa còn 2 cây.

-Rãi DIAZAN 10H trên lỗ để ngừa dế, kiến.

3. Chăm sóc: 5-7 NSKG cần gieo dặm ở những hốc cây không lên hoặc lên yếu.

Phân bón: cho 1 ha

-Tổng lượng phân hóa học 230 N+150 P2O5 + 240 K2O, tương đương với 800kg NPK + 200kg Ure + 300kg KCl + 50kg DAP

Loại Phân

Lượng phân (kg)

Bón lót (kg)

Bón thúc (NSKG)

30

45

60

Vôi

600

600

 

 

 

NPK 16:16:8

800

200

200

200

200

Ure

200

 

 

100

100

KCl

300

 

 

150

150

DAP

 

 

Pha loãng 0,2% tưới cây con khi có 1-2 lá thật

 -Bón lót theo hàng hay hốc.

-Bón lót giữa hai gốc, dưới mép bạt hay rãi giữa mương nước. Tùy tình hình sinh trưởng và đất đai mà điều chỉnh lượng phân bón thúc cho thích hợp.

-Giai đoạn 50-55 NSKG, cây mang nhiều trái, cần chú ý triệu chứng thiếu dinh dưỡng ở cây. Nên tưới thêm phân lúc 8-10 ngày tuổi, giữa các lần bón thúc và bón thêm Ure + Kali giữa các lần hái trái để kéo dài thời gian thu hoạch, trái đẹp, thẳng.

Tưới nước: Phải luôn đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển, nhất là khi cây ra hoa, đậu trái. Trời mưa chú ý tháo nước cho đất mau ráo.

Cắm chà, sửa dây:

-Trước khi cây bắt đầu bỏ vòi, cắm chà, giăng lưới cho đậu leo. Cắm giàn theo kiểu chữ A, hoặc chữ X tùy theo điều kiện địa phương và mùa vụ, làm sao giàn đậu phải đủ ánh sáng tạo điều kiện chi đậu dễ đậu trái, phát triển tốt.

 -20-30 NSKG, sửa ngọn để dây đậu phân bố đều trên lưới.


Related news

Kỹ Thuật Trồng Đậu Đũa Hè Thu Kỹ Thuật Trồng Đậu Đũa Hè Thu

2Lúa giới thiệu Quý bà con kỹ thuật trồng Đậu đũa. Đậu đũa có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất giữ ẩm tốt, giàu mùn thường cho năng suất cao. Cây ưa ánh sáng mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25-350C, trên 350C, cây vẫn sinh trưởng nhưng cho ít quả.

Saturday. January 15th, 2011
Kỹ Thuật Trồng Đậu Đũa Hè Thu Kỹ Thuật Trồng Đậu Đũa Hè Thu

Giữ ẩm thường xuyên cho đất, nhất là lúc ra hoa quả, vì nó quyết định năng suất cao hay thấp. Nếu bón lót đầy đủ như trên thì không cần bón thúc, mà khi cây ra hoa mới thúc. Khi đã thu hoạch từ 5 – 6 ngày lại bón thúc một lần bằng nước phân ngâm có hoà thêm phân đạm; thúc liên tục cho đến khi tàn lụi.

Wednesday. July 31st, 2013
Kỹ thuật trồng đậu đũa hè thu Kỹ thuật trồng đậu đũa hè thu

Đậu đũa là một trong những loại thực phẩm vừa dùng để ăn tươi, chế biến, có giá trị dinh dưỡng cao...

Monday. September 26th, 2016
Kỹ thuật trồng cây đậu đũa an toàn cho hộ gia đình Kỹ thuật trồng cây đậu đũa an toàn cho hộ gia đình

Với lượng dinh dưỡng cao và có kỹ thuật trồng cây khá dễ nên cây đậu đũa được trồng ở khá nhiều nơi và được chế biến trong nhiều món ăn. Đây cũng là thực phẩm được ưa chuộng vào mùa hè.

Monday. September 26th, 2016
Trồng đậu đũa theo tiêu chuẩn VietGAP Trồng đậu đũa theo tiêu chuẩn VietGAP

1. Đặc điểm chính: Đậu đũa thuộc dạng thân leo, rễ cọc có thể ăn sâu tới 50-60cm, rễ phụ thường phân bố ở tầng đất mặt 10-25cm. Trên thân cây có nhiều đốt, mỗi đốt có thể phân cành, số cành nhiều hay ít tuỳ thuộc điều kiện sinh thái.

Monday. September 26th, 2016