Mẹo trồng và chăm sóc đậu đũa trong thùng xốp cho quả sai, ít sâu bệnh
Không chỉ làm món ăn giàu dinh dưỡng, đậu đũa còn là những vị thuốc tốt lành tính và dễ sử dụng. Sau đây, Khoa học & Phát triển sẽ hướng dẫn các bạn mẹo trồng và chăm sóc đậu đũa.
Cây đậu đũa con. Ảnh minh họa.
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà. Lưu ý, những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước
Đất trồng
Đậu đũa có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất giữ ẩm tốt, giàu mùn và có độ pH từ 6-7. Cây ưa ánh sáng mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25-35 độ C...
Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá, phân trùn quế…
Hạt giống
Hạt giống đậu đũa bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản hoặc siêu thị.
Ăn đậu đũa tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
2. Ngâm ủ và gieo hạt
Hạt giống trước khi đem gieo bạn nên ngâm nước ấm ở nhiệt độ khoảng 40 độ C trong vòng 4 tiếng sau đó vớt ra và ủ vào khăn ẩm cho nứt nanh rồi mới đem gieo vào khay.
Bạn có thể bỏ qua bước ngâm ủ hạt và gieo trực tiếp. Tuy nhiên, như vậy tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp hơn.
Gieo hạt với khoảng cách hàng cách hàng 60-65cm, cây cách cây 25-30cm. Sau khi gieo hạt, lấp 1 lớp đất mỏng khoảng 1cm. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
Đậu đũa rất dễ trồng. Ảnh minh họa.
3. Chăm sóc
Ngày tưới nước 2 lần cho cây đậu đũa vào lúc sáng sớm và chiều tối.
Sau khi gieo hạt được khoảng 20-25 ngày thì tiến hành bón thúc đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ 7-10 ngày tiến hành bón 1 đợt.
Khi cây cao được khoảng 15-20cm thì tiến hành làm giàn cho cây. Làm giàn tương tự như đậu cove.
Đậu đũa bắt đầu cho thu hoạch rộ. Ảnh minh họa.
4. Thu hoạch
Sau khoảng 50-60 ngày sau khi trồng thì đậu đũa cho thu hoạch. Nên thu hoạch khi hạt còn nhỏ bởi nếu để hạt quá to quả sẽ bị già, ăn không ngon.
Related news
Đậu đũa là một trong những loại thực phẩm vừa dùng để ăn tươi, chế biến, có giá trị dinh dưỡng cao...
Với lượng dinh dưỡng cao và có kỹ thuật trồng cây khá dễ nên cây đậu đũa được trồng ở khá nhiều nơi và được chế biến trong nhiều món ăn. Đây cũng là thực phẩm được ưa chuộng vào mùa hè.
1. Đặc điểm chính: Đậu đũa thuộc dạng thân leo, rễ cọc có thể ăn sâu tới 50-60cm, rễ phụ thường phân bố ở tầng đất mặt 10-25cm. Trên thân cây có nhiều đốt, mỗi đốt có thể phân cành, số cành nhiều hay ít tuỳ thuộc điều kiện sinh thái.