Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc giàn Nho cho quả sai trĩu cành
Kỹ thuật trồng cây nho Ninh Thuận trên sân thượng cho quả sai trĩu cành hiện được nhiều bà con ở thành phố áp dụng.
Kỹ thuật trồng cây Nho trên sân thượng rất phổ biến hiện nay. Ảnh minh họa
Theo nhiều chuyên gia ngành dinh dưỡng, quả Nho là tặng vật của thiên nhiên dành cho con người. Không có gì khó hiểu nếu nhiều công ty mỹ phẩm đang áp dụng hoạt chất của trái nho trong kem dưỡng da chống nếp nhăn. Vì vậy ăn Nho giúp con người trẻ lâu, làm giảm nếp nhăn, tăng sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các loại virus. Ngoài ra trong quả Nho còn chứa nhiều đường gluco và fructose dễ hấp thụ, các vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Đúng vậy, Nho là một loại cây vừa cho bóng mát lại vừa cho trái ngon, ngọt. Vì vậy để có được một giàn nho Ninh Thuận ngay chính trên sân thượng nhà mình bạn chỉ cần áp dụng các bước kỹ thuật trồng cây đúng cách và một chút tỉ mỉ trong khâu chăm sóc. Chỉ trong thời gian ngắn chắc chắn cả nhà bạn sẽ có trái Nho thơm ngon để ăn.
Chọn giống và cách trồng
Có rất nhiều loại Nho khác nhau để chúng ta lựa chọn nên tùy thuộc vào ý thích của gia đình mà chọn Nho đỏ, Nho xanh...Dù trồng loại nào thì cũng đều co trái sai, quả ngọt.
Kỹ thuật trồng cây Nho trên sân thượng
Kỹ thuật trồng cây Nho trên sân thượng đòi hỏi người trồng phải chú ý, nếu đất hẹp nên trồng trong các chậu đáy sâu 60cm và có đường kính lớn trên 50cm. Trước khi đặt gốc nho, chúng ta nên bón 8-10kg phân hữu cơ (NPK) cho một gốc.
Sau khi trồng Nho xong bạn nên tiến hành làm giàn leo. Việc làm giàn leo cho cây Nho cũng hết sức quan trọng. Muốn Nho ra trái, phải trồng ở những nơi nhiều nắng. Vì vậy, nho nên được đặt giàn ở sân thượng, nơi thoáng mát và ánh nắng chiếu nhiều nhất là sự lựa chọn tối ưu.
Để có giàn Nho trên sân thượng sai trĩu cành bạn cũng phải có quy trình kỹ thuật trồng cây và cách chăm sóc đúng cách. Ảnh minh họa
Phòng bệnh
Vì sâu cây Nho rất độc lại to nên nhiều người sợ không dám trồng. Tuy nhiên nếu bạn chăm sóc cẩn thận bằng cách phun thuốc trừ sâu mỗi năm/lần sẽ hạn chế được rất nhiều sâu bệnh hại cây.
Nhân giống
Để tiếp tục nhân giống trồng thêm giàn mới bạn có thể tiến hành chiết cành. Nên chọn cành bánh tẻ có đường kính bằng chiếc đũa ăn, dùng dao chiết cành khoanh và lột sạch đoạn vỏ 3 cm. Sau 1 – 1,5 tháng rễ từ vết cắt phía trên ra đầy bầu có thể cắt khỏi thân cây, cắt bớt đầu cành, đưa vào bầu đất giâm, sau 2 – 3 tháng mang trồng
Related news
Nho Ninh Thuận có hai dạng thân chính là thân thảo và thân gỗ. Đây là loại cây trồng phổ biến ở vùng đất đầy nắng, gió này.
Kỹ thuật trồng cây nho chuỗi ngọc hiện ở Việt Nam vẫn còn chưa phổ biến. Nhưng nếu đã biết đến giống nho này thì ai cũng muốn sở hữu nó ngay lập tức
Kỹ thuật trồng cây nho ngón tay có phần cầu kỳ hơn so với giống nho thông thường. Chúng cần ánh sáng mặt trời và không khí lưu thông tốt.